Được ưa chuộng không chỉ nhờ hương thơm dịu nhẹ và tinh tế, tinh dầu hoa oải hương còn được sử dụng để làm giảm...
Xem chi tiếtTổng quan những bệnh thường gặp ở bàn chân và cách chữa trị
Bàn chân là cơ quan phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường dễ gây bệnh như nền đất, gạch ẩm ướt nhiều vi khuẩn. Đồng thời, bàn chân cũng phải nâng đỡ trọng lượng cả cơ thể nên rất dễ mắc các bệnh về da, cơ xương khớp. Vậy những bệnh thường gặp ở bàn chân là gì và có cách chữa trị như nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tinh dầu KEPHA.
Bệnh nấm da
Một căn bệnh về da khá phổ biến ở lòng bàn chân, khe giữa các ngón chân hay mu bàn chân là nấm da. BIểu hiện của căn bệnh này là xuất hiện các mảng da màu hồng hoặc đỏ, có thể gây ngứa. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn nên đến bác sĩ da liễu thăm khám để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.
Khi đã xác định được là nấm da bàn chân thì bạn nên giữ cho bàn chân khô thoáng, vi khuẩn sẽ khó phát triển hơn, giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện một số phương pháp sau:
- Rửa chân hàng ngày và lau thật khô (có thể sử dụng máy sấy tóc để hạn chế tình trạng lây lan)
- Dùng khăn riêng để không lây nấm sang các thành viên khác.
- Không nên sử dụng giày thể thao, đặc biệt là những đôi giày chất liệu cao su, nhựa tổng hợp vì nó rất bí bách, không thoát hơi khiến cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển.
- Nên sử dụng dép thường xuyên, hạn chế tiếp xúc da với nền đất.
- Sử dụng đúng liều các loại thuốc bôi được bác sĩ chỉ định để ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gây nấm.
Biểu hiện của một bàn chân bị nấm da
Bệnh gout
Một vài năm gần đây, căn bệnh này trở nên khá phổ biến do thói quen ăn uống không lành mạnh, gây tích tụ quá nhiều axit uric. Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh gout là khiến cho khớp của ngón chân cái bị đau, sưng đỏ và thậm chí là đột ngột chứng đờ không cảm giác.
Căn bệnh này sẽ phát ra trong vài ngày đến vài tuần tùy theo tình trạng tích tụ axit uric nhiều hay ít. Biện pháp tức thời là dùng thuốc chống viêm, biện pháp lâu dài là điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, không ăn quá nhiều đồ ăn có chất dinh dưỡng và hàm lượng axit uric cao..
Mụn cóc bàn chân
Biểu hiện của căn bệnh này rất dễ nhận biết, đó là những mụn cóc sần sùi ở lòng bàn chân, bao quanh bởi biểu mô sừng hóa. Khi có mụn cóc ở lòng bàn chân, mọi hoạt động di chuyển đều bị ảnh hưởng gây khó chịu cho bạn. Gây ra mụn cóc ở bàn chân là do một loại virus có ở những nền đất ẩm thấp, xâm nhập vào chân nhanh chóng nếu chúng ta không mang giày dép, để da bàn chân tiếp xúc trực tiếp với virus. Đặc biệt, bệnh này có thể lây lan nếu tiếp xúc da với người bệnh hoặc các khu vực sinh hoạt virus có thể tồn tại như hồ bơi công cộng.
Loại bệnh này xuất hiện ở bàn chân sẽ nằm sâu bên trong do lực ép của trọng lượng cơ thể, khiến cho chúng ta khó chịu và đau đớn hơn các vị trí khác. Để điều trị mụn cóc thì cần dùng thuốc thoa nếu tình trạng bệnh nhẹ. Các trường hợp mụn cóc để lâu và nghiêm trọng hơn thì cần dùng biện pháp trị liệu bằng laser, tiểu phẫu hoặc đốt để loại bỏ mụn.
Mụn cóc ở bàn chân cần điều trị triệt để, loại bỏ virus gây bệnh
Mụn nước
Người bị mụn nước thường xuất hiện triệu chứng có các túi da phồng, có chất lỏng phía trong rất mềm, gây đau đớn, đặc biệt là khi vỡ mụn nước thì sẽ rất đau rát, cản trở khá nhiều quá trình đi đứng. Bạn cần ghi nhớ là không nên chọc thủng các mụn nước này.
Để hạn chế sự lây lan của mụn nước thì bạn nên vệ sinh vùng da nhiễm bệnh thật kỹ, sau đó dùng cây kim đã khử trùng sạch để chọc một lỗ ở góc của mụn. Sau khi dịch bên trong mụn chảy hết ra thì dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên và băng lại.
Nếu có mụn nước tự vỡ ra thì bạn cũng phải làm theo các bước tương tự để hạn chế lây lan sang các vùng da khác.
Da bàn chân chai cứng
Căn bệnh này thường xuất hiện ở những người mang vác nặng, trọng lực đè lên lòng bàn chân khiến cho một vùng da phía trên hoặc ở giữa hai ngón chân bị dày và cứng, đó là hiện tượng chai da.
Một vị trí nữa cũng rất dễ bị chai là gót chân. Nếu vùng da bị chai quá dày và đau thì đi lại rất khó khăn. Khi nhận thấy biểu hiện đó, bạn nên đến bác sĩ da liễu thăm khám để được hướng dẫn phương pháp chữa trị.
Căng cơ bàn chân
Khi các cơ chân bị căng giãn quá nhiều và bàn chân phải chịu trọng lực lớn trong thời gian dài thì rất dễ gây ra hiện tượng căng cơ. Căn bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ - những người thường xuyên mang giày cao gót hoặc đi đứng nhiều. Để bảo vệ đôi chân thì bạn không nên sử dụng giày cao gót quá thường xuyên và phải có chế độ nghỉ ngơi cho đôi chân.
Bạn nên ngâm chân thảo dược mỗi buổi tối để cơ chân được nghỉ ngơi, thư giãn, phòng tránh hiện tượng căng cơ.
Ngâm chân với tinh dầu rất tốt cho bàn chân, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thường gặp ở bàn chân
U dây thần kinh
Một căn bệnh nữa cũng xuất hiện khi mang giày quá chật trong thời gian dài là u dây thần kinh lòng bàn chân. Đó là dây thần kinh bị kẹp giữa ngón chân thứ 3 và thứ 4. Khi bạn đi giày quá chật thì sẽ bó các xương ngón chân lại với nhau.
Khi tình trạng đó diễn ra thường xuyên và kéo dài thì các dây thần kinh sẽ tạo ra một cục u khiến bạn đau đớn. Hãy giảm thiểu sức ép đến đôi chân của mình khi có thể để hạn chế khả năng gây các cục u dây thần kinh chân.
Tê lòng bàn chân
Biểu hiện của căn bệnh này là thường xuyên bị tê lòng bàn chân. Nguyên nhân gây bệnh là do tư thế ngồi, hoạt động không lành lạnh, ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí huyết. Với những người bị bệnh này thì chỉ là mang tính nhất thời, không quá nghiêm trọng, chỉ cần massage vài phút, duỗi chân để khí huyết được lưu thông.
Ngoài ra, một số ít trường hợp nghiêm trọng hơn là bàn chân bị chấn thương do các bệnh lý về mạch máu và dây thần kinh thì cần đến bác sĩ thăm khám để được điều trị kịp thời.
Một biện pháp đông y rất tốt và an toàn cho căn bệnh này là ngâm chân với tinh dầu để lưu thông khí huyết.
Đau bàn chân
Bộ phận dễ xảy ra tình trạng này nhất là gót chân, do gót chân phải chịu sức nặng lớn nhất. Những người dễ mắc bệnh này nhất là đối tượng phải vận động nhiều, làm các công việc mang vác nặng. Đối tượng bị đau gót chân, bàn chân nhiều nhất là những người ngoài 40 tuổi. Lứa tuổi này sự đàn hồi của gân và dây chằng bàn chân ở gót đều giảm bớt. Dấu hiệu nhận biết căn bệnh này là cảm giác đau. Nếu không điều trị dứt điểm thì cường độ đau sẽ nhanh chóng tăng dần và khiến bạn hoạt động bất tiện hơn.
Lòng bàn chân khô
Việc cho rằng lòng bàn chân khô là do cơ thể bị thiếu nước là một quan niệm sai lầm. Tuy rằng việc cơ thể thiếu nước sẽ khiến cho các bộ phận trên cơ thể đều khô khốc nhưng còn một nguyên nhân rất quan trọng gây ra hiện tượng này là liên quan đến chức năng của gan. Nội tiết của cơ thể bị ảnh hưởng khiến cho da chân khô, nứt nẻ.
Trên đây là một số căn bệnh thường gặp ở bàn chân và cách chữa trị. Với bàn chân thì việc chăm sóc thường xuyên sẽ khiến cho bệnh tật tiêu tan. Biện pháp hiệu quả nhất là ngâm chân thảo dược, massage chân hoặc bấm huyệt.