Tinh dầu gỗ đàn hương được biết đến với nhiều công dụng khác nhau trong đó có làm đẹp. Cùng xem cách làm đẹp với...
Xem chi tiếtNhững bài thuốc ngâm chân thảo dược trị bách bệnh
Y học cổ truyền có những bài thuốc, phương pháp trị bệnh rất thiên nhiên, an toàn, được nhiều người yêu thích. Ngâm chân thảo dược là một trong những phương pháp rất được ưa chuộng nhờ những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại.Phương pháp này có thể sử dụng lâu dài, cho hiệu quả rõ rệt mà rất an toàn, hầu như không có tác dụng phụ.
Trong bài viết này, Tinh dầu KEPHA sẽ giới thiệu đến bạn đọc những bài thuốc ngâm chân hiệu quả, đúng cách.
Ngâm chân thảo dược là gì?
Ngâm chân thảo dược rất đơn giản, nó chỉ là sự kết hợp của nước nóng với các loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe, phù hợp với từng nhu cầu trị bệnh, sử dụng với mục đích khác nhau.
Nước nóng giúp cho các lỗ chân lông tại bàn chân nở ra, từ đó các loại thảo dược sẽ thẩm thấu vào cơ thể tốt hơn, mang đến nhiều tác dụng. Ngoài ra, theo Y học cổ truyền thì bàn chân còn là nơi hội tụ của gần 60 huyệt vị quan trọng, với 6 đầu mút dây thần kinh.
Vì vậy, phương pháp dùng thảo dược ngâm chân cho hiệu quả cao trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Các loại nguyên liệu dùng để ngâm chân
Theo Đông y, bàn chân là vị trí rất quan trọng, nó còn được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể. Nếu biết cách ngâm chân với những loại thảo dược tốt thì sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số loại nguyên liệu thảo dược dùng để ngâm chân rất hiệu quả.
- Ngâm chân nước gừng: Sử dụng 20-30g gừng tươi cho vào nồi nước nóng, đun sôi khoảng 10 phút hoặc dùng tinh dầu gừng nhỏ vào chậu nước nóng ngâm chân. Sau đó, bạn pha cùng nước lạnh để được chậu nước khoảng 40-50 độ C ngâm chân.
- Vỏ quế và hoa tiêu: Sử dụng 15g vỏ quế và hoa tiêu vào nồi nước, đun sôi trong 10 phút hoặc dùng tinh dầu quế thay thế vỏ quế đều cho tác dụng trị chứng phù thũng do thận bài tiết không tốt. Dùng nước ngâm chân vỏ quế và hoa tiêu không nên để nước ngập quá mắt cá chân.
- Ngải cứu: Sử dụng 20-30g ngải cứu tươi cho vào nồi nước và đun sôi trong 10 phút, sau đó đổ tra chậu đợi nguội bớt đến 40-50 độ C thì dùng ngâm chân. Nước ngâm chân thảo dược từ cây ngải cứu rất tốt cho phổi, đặc biệt là triệu chứng ho đờm, viêm phế quản mạn tính.
- Hồng hoa: Sử dụng 10-15g hồng hoa đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu, hòa với nước lạnh để được nước ngâm chân 40 - 50 độ C. Nước ngâm chân hồng hoa có tác dụng hoạt huyết, giảm đau.
Liệu pháp ngâm chân thảo dược mang lại hiệu quả cao, an toàn nên được rất nhiều người yêu thích
Tác dụng của ngâm chân thảo dược
Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời của việc dùng thảo mộc ngâm chân mà ít người biết.
Tăng tuần hoàn máu
Các thảo mộc đều được đun sôi, sử dụng nước cốt tinh túy, đợi nước nguội đến nhiệt độ lý tưởng mới ngâm chân. Ở nhiệt độ đó, các mạch máu, lỗ chân lông sẽ giãn ra giúp máu dễ dàng lưu thông, thảo dược thẩm thấu đều vào da thịt, làm tăng tuần hoàn máu. Các bó cơ hoạt động suốt một ngày dài đã căng cứng, mệt mỏi sẽ được phục hồi, giúp giảm đau nhức do chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể đã được lưu chuyển tốt hơn.
Mang lại giấc ngủ ngon
Nhiều người thường có triệu chứng mất ngủ khi có tuổi, đó là do hệ thống thần kinh bị rối loạn. Đặc biệt là vào mùa đông, thời điểm con người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể bị rối loạn trong việc sản xuất hoóc môn Melatonin - là nguyên nhân chính dẫn tới mất ngủ.
Nước nóng cùng thảo dược tác dụng trực tiếp lên 6 đầu mút dây thần kinh cùng gần 60 huyệt vị giúp cơ thể ấm lên, giảm tâm trạng căng thẳng, đánh tan mệt mỏi, giúp cơ thể được thả lỏng. Dùng thảo dược ngâm chân trị mất ngủ là một trong những bài thuốc đông y rất hiệu quả.
Giảm hôi chân
Những bệnh về da như hôi chân, mẩn ngứa do không vệ sinh thường xuyên cũng sẽ thuyên giảm khi sử dụng nước ngâm chân bằng thảo dược. Để giảm mùi hôi chân thì bạn nên sử dụng nước gừng đun nóng vì gừng có tính sát khuẩn cao.
Khi ngâm chân nước nóng với thảo dược, lỗ chân lông mở ra, thảo dược ngấm vào da và loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi. Nếu sử dụng lâu dài thì mùi hôi chân sẽ dần biến mất, đôi chân sẽ luôn sạch sẽ, thơm tho, khô ráo.
Ngâm chân có thể làm giảm mùi hôi do vi khuẩn tích tụ
Giảm đau nhức xương khớp
Như đã nói ở trên, đôi bàn chân giống như trái tim thứ 2 của con người do hội tụ gần 60 huyệt đạo quan trọng. Vì vậy, ngâm chân thảo dược sẽ giúp đả thông kinh lạc, khí huyết được lưu thông.
Nước ngâm chân bằng thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc làm thuyên giảm các cơn đau nhức xương khớp. Không chỉ cải thiện tình trạng đau nhức ở chân mà còn có tác dụng với những người mỏi nhức cơ, đau mỏi vai gáy.
Ngâm sao thảo dược đúng cách
Ngâm chân với nước thảo dược rất tốt nhưng nó sẽ phát huy tối đa tác dụng nếu được sử dụng đúng cách. Các huyệt quan trọng nằm ở bàn chân, xung quanh cổ chân, bàn ngón chân nên khi ngâm chân cần đổ nước ngập trên mắt cá chân để đạt hiệu quả cao nhất. Thời gian tốt nhất để thực hiện ngâm chân là sau khi ăn ít nhất 30 phút, mỗi ngày nên ngâm chân từ 1 đến 2 lần. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì nên dành ra 10 phút vào buổi tối để có được giấc ngủ ngon hơn.
Nên ngâm chân sau bữa ăn tối ít nhất 30 phút sẽ giúp cơ thể thoải mái, sảng khoái và có giấc ngủ ngon
Một vài lưu ý khi ngâm chân
Ngâm chân thảo dược rất lành tính, tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp không nên sử dụng phương pháp này:
Người có bệnh suy giãn tĩnh mạch: việc kích thích giãn nở lỗ chân lông khi ngâm chân với nước nóng thảo dược sẽ làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng hơn.
- Phụ nữ mang thai: cũng là để tránh hiện tượng suy giãn tĩnh mạch ở bà bầu, phụ nữ có thai cần thận trọng hơn khi lựa chọn loại thảo dược ngâm chân.
- Không nên ngâm chân sau khi ăn cơm no: việc ngâm chân cần sự tập trung của khí huyết nên nếu ngâm chân sau khi vừa ăn no sẽ làm giảm khả năng hoạt động của dạ dày. Như vậy sẽ rất dễ bị đầy hơi, do thức ăn khó tiêu hóa.
- Bệnh nhân đái tháo đường không nên ngâm chân với thảo dược do căn bệnh này thường gây những tổn thương thần kinh ngoại biên, làm rối loạn cảm giác. Nếu nước nóng quá có thể làm bỏng da do người bệnh mất cảm giác.
- Chân đang có vết thương hở: khi ngâm chân mà có vết thương hở sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành.
Hy vọng qua bài viết trên đây của Tinh dầu KEPHA, bạn đọc đã hiểu hơn về ngâm chân thảo dược và biết ngâm chân đúng cách, cho hiệu quả cao.