Mùa hè các hoạt động vui chơi sẽ diễn ra với số lượng lớn, tuy nhiên với thời tiết nóng bức, bạn phải biết cách...
Xem chi tiếtCây Quế Rừng đặc điểm và 12 công dụng tuyệt vời!
Quế có một nền tảng rất dài, thú vị; trên thực tế, nhiều người coi nó là một trong những loại gia vị tồn tại lâu nhất trong lịch sử loài người. Y học phương Đông xem quế là 1 trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ. Việt Nam hiện là một trong số các nước trồng nhiều cây quế nhất thế giới.
Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới Việt Nam có thể nói lịch sử cây quế đã từ rất lâu đời và có giá trị nhất là để xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân đặc biệt là các dân tộc ít người vùng núi phía Bắc.
1. Cây quế rừng trong tự nhiên
Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà cây quế còn là dược liệu quý hiếm có trong tự nhiên. Trong Đông y, quế được mệnh danh là 1 trong 4 loại thuốc quý Sâm - Nhung - Quế - Phụ chữa bách bệnh.
Quế được biết đến nhiều nhất nhờ các công dụng như: khử trừ độc tố cơ thể, tốt cho tim mạch và não bộ, tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động của hệ tiêu hóa.
Cây quế cổ thụ. Nguồn: vietnamnet.vn
Các sản phẩm về quế thì lại càng đa dạng dễ sử dụng có thể là tinh dầu quế, vỏ quế khô, hay bột quế nguyên chất. Vỏ quế thường dùng làm thuốc, nấu ăn pha chế; bột quế thì làm đẹp, hỗ trợ chữa bệnh; tinh dầu quế giúp thư giãn đầu óc, xua đuổi côn trùng, điều chế nước hoa.
Quế và tinh dầu của quế được xem là một vị thuốc có tác dụng mạnh trong việc kích thích làm tăng sự tuần hoàn máu, tăng hô hấp. Trong Đông y, quế được coi là thảo dược thuộc bậc đại hỏa.
2. Cây quế Yên Bái
Vùng quế Yên Bái tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn và Trấn Yên tỉnh Yên Bái, diện tích trồng quế và sản lượng vỏ quế chiếm khoảng 70% của cả vùng. Đặc điểm của vùng quế Yên Bái là vùng rừng núi chia cắt, hiểm trở, nằm phía Đông và Đông Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn, có độ cao tuyệt đối khoảng 300 – 700 m; nhiệt độ trung bình năm là 22,7 độ C, lượng mưa bình quân năm trên 2000 mm.
Đất đai phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước….. Tất cả điều kiện tự nhiên thuận lợi với bề dày kinh nghiệm trong kĩ thuật canh tác và phát triển cây quế cho nên Vùng quế Yên Bái là vùng quế có diện tích quế và sản lượng vỏ quế cao nhất trong cả nước.
Rừng quế trồng tại Yên Bái
Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng rất có lợi cho người sản xuất quế, các địa phương có quế và xuất khẩu quế.
3. Đặc điểm cây Quế
3.1 Đặc điểm thực vật:
Cây gỗ, cao 10 – 20m, vỏ thân nhẵn, lá mọc so le có cuống ngắn, dài nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành, quả hạch hình trứng, khi chín có màu tím nhẵn bóng. Toàn cây có mùi thơm của quế.
Quế được ươm bằng hạt, gieo hạt trong vườn ươm, khi cây cao khoảng 0,6 – 0,7m thì bứng đem trồng. Sau 10 năm có thể thu hoạch vỏ, thường thu hoạch vào 2 vụ tháng 4 – 5 và 9 – 10 là khi cây có nhiều nhựa, dễ bóc.
Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4,5 và quả chín vào tháng 1,2 năm sau.
Hoa của cây quế. Nguồn: khkeeler.blogspot.com
Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt quế có khoảng 2500 – 3000 hạt.
Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Cây quế lúc còn nhỏ cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt , càng lớn lên mức độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng 3 – 4 năm trồng thì cây quế hoàn toàn ưa sáng.
Ở Việt Nam trong những năm 1935 – 1939 đã xuất khẩu 1000 – 1.500 tấn vỏ quế. Hiện nay con số thống kê chưa có nhưng lượng vỏ quế xuất khẩu có thể lên đến hàng ngàn tấn và lượng tinh dầu có thể vài chục tấn. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%.
Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70 – 90%; có vị thơm, cay ngọt rất được ưa chuộng.
Các bộ phận của cây quế có thể sử dụng và tác dụng
Vỏ quế: Vỏ quế cuộn tròn thành hình ống, dài 25 – 40cm, đường kính 1,5 – 5cm, hoặc là những mảnh vỏ uốn cong rộng 3 – 5cm dày 1-5mm, mặt ngoài màu nâu xám, mặt trong nâu đỏ đến nâu xẫm, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ màu nâu đỏ ít có sợi.
Sau khi đã ngâm nước, mặt cắt ngang thấy rõ một vòng mô cứng màu trắng ngà. Mùi thơm, vị cay ngọt chiếm từ 1-3%, có thể đạt đến 6% tinh dầu. Các cành nhỏ và lá quế đạt 0,14 – 1,04% tinh dầu. (Theo Duoclieu.edu.vn)
3.2 Cách sử dụng quế
Vỏ quế
Dùng dao gọt miếng vỏ quế thành từng lát mỏng, đem bỏ vào cái chén có nắp đậy ở trên, đổ nước sôi vào rót bỏ ngay nước đầu để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Lúc này vỏ quế vẫn chưa ra chất nên bạn yên tâm nhé! Ta thêm nước sôi lần thứ 2 vào, lần này chờ 15-20p cho quế ra chất và nước nguội bớt đi là dùng được.
Dùng bột hay vỏ quế để làm gia vị cho các món ăn. Tận dụng tính cay nồng của bột quế, vỏ quế mà người ta thêm vào các món ăn. Mục đích là để tăng hương vị thơm ngon hoặc loại bỏ đi các vị tanh từ cá, thịt. Giúp nồi nước dùng trong các món bún, phở thêm phần đậm đà mà không còn chút mùi tanh của thịt.
Thân cây quế bị bóc lấy vỏ
Quế với tính cay nồng của mình được ứng dụng trong pha chế đồ uống, Đặc biệt là các loại đồ uống trong mùa lạnh. Quế giúp cơ thể giữ ấm, tăng hô hấp và tăng cường tuần hoàn máu. Giữa tiết trời se lạnh, một cốc trà quế có thể giúp bạn ấm lên. Có thể pha quế chung với trà gừng để tăng vị thơm ngon.
Lá, cành quế
Cành quế thì được thu hái vào mùa hè, đem phơi khô. Cành quế đầu nhỏ vót lên được gọi quế tiêm, còn những cành nhỏ vừa là quế chi. Vỏ quế hay còn gọi là quế thông, khi gọt lớp vỏ thô xù bên ngoài phần lớp trong còn lại gọi là quế tâm. Quế được bóc ở thân, những cành dày to gọi là quế nhục.
Cành quế được dùng nhiều để ngâm rượu
4. Tác dụng dược lý và công dụng của cây quế & tinh dầu quế
Quế là vị dược liệu quý dùng cả trong Tây y và Đông y. Quế có tác dụng kích thích tiêu hoá, trợ hô hấp và tuần hoàn, tăng sự bài tiết, co mạch, tăng nhu động ruột và co bóp tử cung.
Theo những nghiên cứu mới, quế còn có tác dụng chống khối u, chống xơ vữa động mạch vành, chống oxy hoá. Trong Tây y dùng dưới dạng cồn thuốc, rượu thuốc, rượu mùi.
Bạn có biết mùi thơm đặc trưng của tinh dầu quế được yêu thích trong những tháng mùa thu và mùa đông lạnh giá. Ngoài khả năng làm ấm cơ thể nó còn giúp khử các mùi hôi khó chịu và tạo mùi thơm dễ chịu giúp quế trở thành loại tinh dầu không thể thiếu vào mùa lạnh đấy.
Xem thêm: Tinh dầu quế chống say xe
Đông y xếp quế vào vị thuốc bổ. Tính vị: Ngọt cay, đại nhiệt. Tác dụng vào cả 5 kinh: Tâm, phế, thận, can, tỳ. Có tác dụng bổ mệnh môn hoả, thông huyết mạch trừ hàn tích. Dùng để hồi dương cứu nghịch, mệnh môn hỏa suy, tạng phủ lạnh, tiêu hoá kém, đau đầy bụng.
Tinh dầu quế có rất nóng và đậm đặc vì thế cho nên các chị em thường sử dụng vào mục đích giảm cân, giảm mỡ bụng bằng cách xông hơi hoặc massage đánh tan mỡ thừa.
Các sản phẩm tẩy rửa công nghiệp, nước lau sàn tạo hương ngày nay cũng đang dần “lép vế” trước sự xuất hiện của Tinh dầu quế, nó không chỉ giúp sạch sàn mà còn khử mùi, đuổi côn trùng, tạo mùi thơm giúp ngôi nhà trở nên đáng yêu và dễ chịu hơn......
Xem thêm: Các công dụng của tinh dầu quế
Trong suốt lịch sử, cây quế đã được gắn liền với sự bảo vệ và thịnh vượng. Ngày nay với hàng trăm nghiên cứu khoa học cũng cho thấy rằng, lợi ích của Tinh dầu quế là vô cùng quý giá, quan trọng.
Để hiểu thêm chi tiết về tinh dầu này, mời các bạn đọc tại đây: TINH DẦU QUẾ KEPHA NGUYÊN CHẤT.