Bị cảm cúm ăn gì? TOP 10 thực phẩm không nên bỏ qua

Khi bị cảm cúm ăn gì giúp cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể hồi phục là điều quan trọng. Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm cần thiết khi bạn đang bị cảm cúm.

1. Nước hầm xương

Nước hầm xương từ thịt gà, thịt lợn, thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước, làm dịu cơn đau họng và giảm nghẹt mũi.

Các món canh hầm xương rất dễ ăn, dễ tiêu hóa, nguyên liệu lại đơn giản. Một chén canh nóng sốt, thơm ngon không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp bạn bổ sung nước hiệu quả.

Nước hầm xương

Nước hầm xương cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể

2. Cháo hành, tía tô

Hành lá có vị cay, tính nóng, tác dụng giúp thoát mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa nên có thể dùng để trị cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, bụng lạnh.

Bạn chỉ cần nấu cháo như bình thường rồi cắt hành lá cho vào khi cháo còn nóng. Các cụ ta ngày xưa thường dùng mẹo ăn cháo hành nóng, cháo tía tô nóng có thể vã mồ hôi tăng hiệu quả giải cảm.

3. Bị cảm cúm nên ăn tỏi

Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là vị thuốc chữa bệnh cảm hiệu quả trong nhiều thế kỷ qua. Một số nghiên cứu cho thấy người trưởng thành bị cảm cúm ăn nhiều tỏi, khả năng miễn dịch của họ sẽ tăng cường đáng kể.

Ăn tỏi cũng giúp các triệu chứng cảm cúm thuyên giảm.

Bạn cũng có thể dùng tỏi bằng nhiều cách khác nhau như ăn tỏi sống, ngậm dấm tỏi, hoặc dùng tỏi như gia vị tô điểm cho món ăn hay chất bổ sung đề kháng.

bi-cam-cum-nen-an-toi

Thành phần kháng sinh tự nhiên trong tỏi giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

4. Cháo gà giúp giảm các triệu chứng cảm cúm

Cháo gà nóng là một trong những món ăn “cổ điển” từ xưa tới nay, tốt cho bệnh cảm lạnh, viêm họng không chỉ đối với người lớn mà còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ.

Cháo gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự dịch chuyển của bạch cầu trung tính, các tế bào miễn dịch, kích thích sự phát triển của chất nhầy không có lợi.

5. Các loại trái cây giàu vitamin C

Bị cảm cúm ăn gì? Ăn dâu tây, ăn cà chua, ăn trái cây họ cam quýt như chanh, bưởi, cam,... rất tốt cho việc trị cảm cúm, bổ sung vitamin C, tăng sức đề kháng.

Bởi lẽ, vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể, đóng vai trò tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch.

Trái-cay-chua-nhieu-vitamin-c

Trái cây giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng

6. Sữa chua

Đừng ngần ngại việc ăn sữa chua khi đang bị cảm cúm vì lý do sữa chua lạnh.

Theo một kết quả nghiên cứu, sữa chua không chỉ có khả năng xoa dịu cơn đau họng mà còn đóng vai trò hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời sữa chua cũng chứa một lượng protein thiết yếu cho cơ thể.

7. Các loại rau có màu xanh đậm

Rau bina, cải xoăn, các loại rau xanh khác cũng đóng vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhờ lượng vitamin C, E dồi dào ở chúng.

Người cảm cúm có thể chế biến các loại rau xanh thành các món canh nấu, rau trộn hoặc kết hợp với trái cây để tạo ra những món sinh tố ngon lành.

Đặc biệt, bông súp lơ xanh cũng cung cấp năng lượng, dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể khi bạn bị cảm cúm. Vitamin C, E hỗ trợ tăng cường miễn dịch, súp lơ xanh còn giàu canxi và chất xơ.

8. Bị cảm cúm nên ăn hải sản

Hải sản giàu chất đạm, chất béo hữu ích, khoáng chất, kẽm đều là các yếu tố cần thiết cho việc sản xuất và hoạt hóa những tế bào của hệ miễn dịch.

Khi ốm, chế độ ăn thiếu kẽm có liên quan đến việc suy giảm chức năng sinh dục, khả năng miễn dịch của cơ thể. Selenium cũng có tác dụng kích thích hoạt động của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với bệnh cảm cúm.

Hải-san-giup-ho-tro-dieu-trị-cảm-cúm

Khoáng chất, dinh dưỡng có trong hải sản giúp tăng hệ miễn dịch

9. Mật ong làm dịu đau rát họng khi bạn bị cảm cúm

Bị cảm cúm ăn gì? Không thể bỏ qua mật ong nhé.

Cảm cúm uống mật ong đúng cách sẽ đẩy lùi bệnh cúm một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không cần tới thuốc kháng sinh.

Trong mật ong chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe, có thể chế biến thành thức ăn, làm thuốc chữa bệnh.

Vị ngọt có trong mật ong tạo thành từ chất ngọt do ong thu được từ các loài hoa, rất tự nhiên, không có bất kỳ chất gì dù là nước hay chất tạo ngọt.

Mật ong có vị ngọt hơn đường kính, có nhiều thành phần hữu ích quan trọng như kali, natri, sắt, canxi, clo,... radium, vitamin B1, B3, B5, B6, K, E, C, chất carotene rất tốt cho cơ thể.

Do đó, thường xuyên dùng mật ong sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh cảm cúm trong mùa lạnh.

10. Tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ được chiết xuất từ củ nghệ tươi, giữ nguyên hàm lượng curcumin có trong nghệ ở mức cao nhất, loại bỏ toàn bộ các chất xơ cùng tạp chất mà con người hấp thu được.

Trong thành phần của nghệ có chứa một loại hoạt chất được gọi là lipopolysaccharide, giúp kích thích toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Không chỉ vậy, tinh bột nghệ còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu chẳng may bạn bị cảm lạnh, ho bạn chỉ cần pha một thìa cà phê tinh bột nghệ với một ly sữa ấm và uống mỗi ngày thì sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Tinh-bột-nghệ

Tinh bột nghệ

"Ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn khỏe mạnh, ngăn ngừa một số bệnh hiệu quả. Ngoài việc kết hợp với các loại thực phẩm trên hãy nghỉ ngơi, vệ sinh đúng cách, bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ cảm cúm mà không cần dùng thuốc.

Xông hơi với các loại tinh dầu như: tinh dầu quế, tinh dầu sả chanh, tinh dầu bạc hà, tinh dầu húng quế, tinh dầu sả java, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu cam ngọt, tinh dầu gừng... cũng là cách giúp giảm các triệu chứng của cảm cúm hiệu quả mà có thể bạn chưa biết.

Bạn chỉ cần nhỏ khoảng 4-5 giọt tinh dầu vào một chậu nước nóng rồi trùm kín khăn lên.

Hơi nóng bốc lên từ chậu nước sẽ giúp tiết mồ hôi, lưu thông máu, tuần hoàn khí huyết. Cơ thể mau chóng được phục hồi, khỏe mạnh, không còn cảm cúm, xông trong khoảng 15 phút là được.

Chi phí mua tinh dầu để xông hơi trị cúm cũng phù hợp với túi tiền của nhiều người. Bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng, không phải lo lắng bị cảm cúm ăn gì, nghỉ ngơi ra sao cho tốt nhé.

 

Những thực phẩm nên hạn chế khi bị cảm cúm

Bị cảm cúm ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏe lại, tránh những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng khi bị cảm cúm. Dưới đây là những thực phẩm cần hạn chế khi bị cảm cúm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

+ Đồ uống có cồn, cafein

Trong thời gian bị cảm cúm, nếu bạn có thói quen uống cà phê, đồ uống có cồn nên hạn chế vì trong những đồ uống này chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose.

+ Đồ ăn nhiều muối

Hạn chế ăn thức ăn nhiều muối sẽ giúp nâng cao lượng lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng, chống lại cảm cúm.

+ Đồ ăn chế biến sẵn: khoai tây chiên, gà rán vì chứa nhiều dầu mỡ khiến tiêu hao năng lượng để tiêu hóa.

Thời gian giao mùa dễ mắc bệnh cảm cúm nên bên cạnh việc chú ý tẩm bổ cơ thể, kiêng ăn một số loại thức ăn khiến bệnh tình hãy bổ sung nhiều vitamin C, ăn thêm nhiều rau xanh để tăng cường được chức năng miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus.

Trên đây là những gợi ý về nguồn thực phẩm bị cảm cúm ăn gì, kiêng gì có thể hữu ích với bạn. Tuy rằng chỉ là những tips nhỏ, thường gặp hàng ngày nhưng đều mang lại những hiệu quả tốt. Nếu bạn cần bổ sung thêm kiến thức về các loại tinh dầu xông mới, bạn có thể liên hệ với Kepha để được hỗ trợ nhé.

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: