Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh rất dễ gặp. Tuy nhiên, hai bệnh này lại có một số dấu hiệu khá giống nhau nên nhiều bậc cha mẹ không thể phân biệt đâu là cảm cúm, đâu là cảm lạnh. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết ngay điểm khác biệt để từ đó có cách điều trị hiệu quả nhé!

1. Bệnh cảm lạnh 

1.1. Bệnh cảm lạnh nguyên nhân do đâu?

Bệnh cảm cúm và cảm lạnh là hai loại bệnh khác nhau. Cảm lạnh là bệnh do một loại nhiễm trùng hô hấp trên do virus gây ra. Có khoảng 200 loại virus khác nhau có thể gây nên chứng cảm lạnh nhưng loại thường gặp nhất chính là rhinovirus.

Bệnh cảm lạnh có thể gặp ở bất cứ mùa nào trong năm, tuy nhiên, phổ biến nhất là khi thời tiết trở lạnh do virus thường phát triển thuận lợi ở độ ẩm thấp.

Nếu hai loại virus cảm lạnh cùng xâm nhập vào cơ thể cùng một lúc thì thực tế để virus gây bệnh và có biểu hiện thì cần phải trải qua giai đoạn ủ bệnh. Mỗi loại virus khác nhau thì thời gian ủ bệnh cũng khác nhau. 

Cảm lạnh thường lây qua đường hô hấp. Ví dụ, nếu bạn tiếp xúc với một người bị cúm mà người đó đang hắt hơi hoặc ho thì các phần tử virus sẽ bay vào không khí, lây lan bệnh và bạn sẽ bị lây bệnh.

Bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh thường xảy ra vào mùa lạnh

1.2. Triệu chứng nhận biết bệnh cảm lạnh

  • Ho
  • Hắt xì
  • Mệt mỏi nhẹ
  • Viêm họng
  • Đau nhức cơ thể, đau nhức đầu
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

1.3. Cách điều trị bệnh cảm lạnh

Do cảm lạnh được gây ra bởi virus nên điều trị bằng kháng sinh sẽ không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng nghẹt mũi, đau nhức hoặc một vài triệu chứng cảm lạnh khác thì có thể sử dụng các loại thuốc histamin, acetaminophen, thuốc giảm đau và thuốc chống viêm.

Nếu bị cảm lạnh, hãy uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, vitamin C cho cơ thể để có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. 

Như đã nói, biểu hiện của bệnh cảm cúm thường rõ ràng nhất sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu sau thì nên đến gặp bác sĩ ngay:

  • Sốt cao không giảm
  • Bệnh không có tiến triển trong khoảng 1 tuần
  • Dị ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Ho dai dẳng lâu ngày.

1.4. Cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh

  • Do bệnh cảm lạnh rất dễ lây truyền nên bạn cần phải tránh xa những người đang bị cảm lạnh, tránh tiếp xúc gần và trực tiếp.
  • Không nên dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh như bàn chải đánh răng, khăn mặt…
  • Rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn, loại bỏ mầm bệnh.
  • Ăn nhiều tỏi và gừng để giúp giữ ấm cơ thể.

2. Bệnh cảm cúm

2.1. Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp, đây là bệnh theo mùa. Thông thường, mùa cảm cúm thường kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân, đạt đỉnh điểm và những tháng mùa đông. 

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus cúm. Virus cúm có 3 type gây bệnh ở người, tùy từng loại mà có thể dễ dàng tạo thành dịch. 

Bệnh cảm cúm theo mùa do virus cúm A, B, C gây ra nhưng cúm A và B là hai loại phổ biến nhất. Các chủng virus cúm hoạt động thay đổi theo từng năm nên cần phải tiêm ngừa vắc xin cúm mỗi năm.

Bạn sẽ dễ bị cảm cúm nếu tiếp xúc với người mắc bệnh. Các triệu chứng thường gặp sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày. Bệnh cảm cúm có thể phát triển nghiêm trọng hơn như viêm phổi thường gặp ở các đối tượng:

  • Trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Những người bị mắc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch như tim, tiểu đường, hen suyễn…

Bệnh cảm cúm theo mùa

Bệnh cảm cúm do virus cúm gây ra

2.2/ Phân biệt triệu chứng của bệnh cảm cúm và cảm lạnh

Cảm cúm là bệnh lây truyền có nhiều biểu hiện khác nhau nên nhiều người có thể dễ nhầm lẫn cảm cúm và cảm lạnh. Vì thế, cần phải phân biệt thật kỹ để theo dõi và điều trị phù hợp:

Triệu chứng

Cảm lạnh

Cảm cúm

Sốt

Ít gặp

Cao (39 - 40 Độ)

Đau đầu

Hiếm gặp

Thường gặp

Đau cơ

Nhẹ

Nặng

Thời gian

Ngắn, một vài ngày

Dài, có thể kéo dài 3 tuần

Mệt mỏi nhiều

Ít gặp

Thường gặp

Nghẹt mũi

Thường gặp

Thường gặp

Hắt hơi

Thường gặp

Thỉnh thoảng

Chảy nước mũi

Thường gặp

Thường gặp

Đau họng

Thường gặp

Thường gặp

Ho/ Đau tức ngực

Nhẹ

Trung bình - Nặng

 2.3/ Cách điều trị bệnh cảm cúm

Cảm cúm và cảm lạnh tuy có nhiều triệu chứng gần giống nhau nhưng cách điều trị hoàn toàn khác nhau.

Khi bị cảm cúm, bạn nên uống nhiều nước kết hợp nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau ibuprofen hoặc acetaminophen để kiểm soát các triệu chứng cảm cúm. 

Bác sĩ có thể kê thuốc chống virus như Tamiflu, Relenza hoặc rapivab để điều trị cúm. Những loại thuốc này có thể rút ngắn thời gian điều trị bệnh, ngăn ngừa các biến chứng viêm phổi.

2.4/ Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm

  • Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả nhất đó là tiêm vắc xin cúm hàng năm. Thời gian tiêm tốt nhất vào khoảng cuối tháng 10 hoặc khi bắt đầu mùa cúm.
  • Bên cạnh đó, bạn nên rửa tay và vệ sinh cơ thể thường xuyên để giữ cho mình luôn sạch sẽ.
  • Một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, tăng cường đề kháng, hạn chế mắc bệnh.
  • Môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng, lành mạnh sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái, khỏe khoắn hơn. Vì thế, hãy giữ không gian sống của mình thật sạch sẽ.

Bên cạnh việc dọn dẹp, vệ sinh nơi ở thường xuyên thì trong nhà bạn nên có một lọ tinh dầu. Việc xông tinh dầu hàng ngày không chỉ giúp căn phòng luôn thơm tho sạch sẽ mà còn giúp bạn thư giãn, giải tỏa những căng thẳng mệt mỏi, tinh thần phấn chấn và sức khỏe cũng dồi dào hơn.

Ngoài ra, một số loại tinh dầu có chứa các loại kháng sinh tự nhiên giúp ức chế các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm và cảm lạnh. Giúp cơ thể bạn khỏe lạnh hơn, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Một số loại tinh dầu kể đến như: tinh dầu quế, tinh dầu gừng,tinh dầu sả chanh, tinh dầu bạc hà...

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh rất dễ gặp không chỉ ở người lớn mà còn ở cả trẻ nhỏ. Vì thế, phòng tránh cảm cúm và cảm lạnh là việc cần thiết và nên làm để bảo vệ sức khỏe cho bạn. Vậy nên, hãy tạo thói quen ăn uống khoa học, môi trường sống lành mạnh và sạch sẽ để đẩy lùi virus gây bệnh nhé. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh! 

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: