Bé bị ho - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Bé bị ho nguyên nhân do đâu, cách phòng bệnh cho bé như thế nào để cắt cơn ho nhanh cho con? Đây là điều bất cứ bố mẹ nào cũng đều quan tâm, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa như hiện nay.

1. Nguyên nhân bé bị ho là do đâu

Ho là một trong những biểu hiện của cơ thể nhằm đáp ứng lại các tác động từ bên ngoài lên cơ thể của trẻ. Vậy bé bị ho nguyên nhân do đâu, cách phòng bệnh cho bé như thế nào?

  • Do đường hô hấp trên: Bị cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan.
  • Do đường hô hấp dưới: Bị viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen
  • Do tác nhân bên ngoài như: Khói bụi, do hút thuốc lá thụ động
  • Ho do trào ngược axit dạ dày, do dị ứng, do sặc nước, sữa

Bé bị ho nguyên nhân do đâu

Bé bị ho do nhiều nguyên nhân, mẹ cần xác định đúng để có cách điều trị cụ thể

2. Cách phân biệt các triệu chứng ho ở trẻ( mỗi triệu chứng nêu rõ các biểu hiện và đánh giá, bệnh liên quan)

Các loại ho thường gặp ở trẻ

Nguyên nhân

Đánh giá

Ho khan từng cơn

-Do cảm lạnh, hen phế quản, viêm phổi

-Hoặc do thay đổi thời tiết, hít phải bụi, khói

Kèm theo ngứa họng, khàn tiếng, mất giọng

Ho ra đờm

-Liên quan tới bệnh hô hấp mạn tính

-Hoặc là triệu chứng còn lại sau khi bị đau họng, viêm tắc mũi, viêm xoang

Có thể kèm theo tình trạng khạc ra chất nhầy, khó thở, mệt mỏi

Ho gà

-Do trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng vắc xin

-Cơn ho thành cơn dài, liên tục, kết thúc bằng cái hít sâu tạo ra tiếng giống con gà kêu

-Thường kèm theo sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ

Ho và sốt

-Do cảm lạnh

-Nếu ho và sốt từ 39 độ, có thể do bị viêm phổi

-Ho, sốt kèm sổ mũi

Ho và nôn trớ

-Do ho nhiều gây kích thích phản xạ hầu họng

-Không đáng lo ngại nếu trẻ ho, ói không ngừng

Ho và thở khò khè

-Do bị hẹn hoặc viêm phế quản

-Hoặc do sặc vật lạ và phổi

-Thở khò khè, phát ra âm thanh khi thở ra

3. Cách điều trị bệnh ho

3.1. Cách giúp giảm ho tại nhà cho trẻ

  • Cho trẻ uống nhiều nước, nước ấm, hoặc nước táo, nước điện giải để chống lại nguy cơ bị nhiễm trùng. Trẻ còn đang bú mẹ hãy tăng cường cho bé bú hoặc bú bình để nâng cao sức đề kháng.
  • Massage ngực và bụng cho trẻ để giữ ấm, giúp trẻ dễ chịu hơn
  • Tắm nước ấm, tăng cường độ ẩm, không khí ấm áp và lượng hơi nóng sẽ giúp thư giãn đường hô hấp của bé.
  • Cho trẻ ăn súp: Nên chọn súp gà cho trẻ trên 6 tháng để bổ sung chất dưỡng, năng lượng cho con.
  • Nâng cao đầu bé khi ngủ để bé dễ thở.
  • Súc miệng nước muối để loại bỏ những vi khuẩn trong môi trường miệng (khi con trẻ bị ho, ốm sức đề kháng yếu hơn, vi khuẩn sẽ “thừa cơ” sinh sôi nảy nở gây hôi miệng, các bệnh lý về răng)
  • Rửa mũi hoặc nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý nếu trẻ kèm theo triệu chứng sổ mũi. Mũi không viêm, không kích thích sẽ nhanh chóng khỏi tình trạng chảy nước mũi.

cho-tre-uong-nhieu-nuoc-de-giam-ho

Cho trẻ uống nhiều nước để giảm ho, ngứa họng

3.2. Điều trị bằng thuốc có chỉ định của bác sĩ

Khi con bị ho dai dẳng, ba mẹ đừng tự ý mua thuốc cho con uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt cấm với cho trẻ dưới 4 tuổi. Vậy bé bị ho nguyên nhân do đâu, cách phòng bệnh cho bé ra sao?

Trẻ từ 4-6 tuổi khi muốn cho uống thuốc ho phải được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, nếu không sẽ để lại những biến chứng, hậu quả rất nguy hiểm.

Các loại kháng sinh trị ho bán tại các cửa hàng thuốc tây không nên tự ý mua cho con dùng vì kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn, không diệt được virus. Mà 99% các trường hợp ho của con là do virus gây ra.

4. Khi nào thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi ba mẹ nhận thấy con gặp phải các dấu hiệu dưới đây, hãy đưa con đi khám bác sĩ ngay lập tức hoặc càng sớm càng tốt nhé:

  • Trẻ ho kéo dài hơn 2 tuần
  • Trẻ lừ đừ, mệt, tái xanh
  • Trẻ ho kèm sốt cao
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng bị ho
  • Trẻ có các dấu hiệu suy hô hấp: thở nhanh, co lõm ngực bụng, cánh mũi phập phồng
  • Hoặc nếu bố mẹ cảm thấy lo lắng, sốt ruột về trường hợp ho của con

5. Cách phòng tránh ho ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, dễ ho vì sức đề kháng còn yếu, hoặc do không khí sinh sống không được trong lành, có nấm mốc hoặc vi khuẩn trong không khí.

  • Do vậy, nếu đã biết bé bị ho nguyên nhân do đâu, cách phòng bệnh cho bé sẽ dễ dàng hơn. Để phòng tránh sự ho ở trẻ, ba mẹ hãy đảm bảo môi trường sống của con sạch sẽ (giường, nền nhà, các vật dụng ăn uống, đồ chơi,..tất cả đều cần được vệ sinh sạch sẽ, định kỳ).
  • Nếu trẻ lớn hơn, biết nô đùa, chạy nhảy nhiều thì bạn hãy kiểm tra tình trạng mồ hôi chảy ra. Nếu trẻ không tự lau, ba mẹ hãy chú ý hơn để lau khô, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
  • Việc diệt nấm mốc trong nhà có trẻ nhỏ không thể lạm dụng các chế phẩm sinh học, có chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể dùng một số loại tinh dầu khuếch tán trong nhà, dùng an toàn cho cả trẻ sơ sinh.

Tinh dầu nguyên chất không những có mùi hương dễ chịu mà còn có tác dụng chống viêm, chống vi khuẩn, tính oxy hóa cao có thể loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn trong không khí.

Tại Kepha, các loại tinh dầu luôn được đảm bảo nguyên chất 100%, không pha tạp chất, không pha loãng, được cấp giấy chứng nhận đầy đủ, có kiểm định chất lượng, an toàn cho cả trẻ sơ sinh.

Điểm cộng khác co Kepha chính là sự đa dạng các loại tinh dầu cho khách hàng lựa chọn theo sở thích. Các nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn loại mùi hương phù hợp nhất với từng không gian và đối tượng sử dụng.

Nếu bạn cần được thông tin gì về vấn đề bé bị ho nguyên nhân do đâu, cách phòng bệnh cho bé từ tinh dầu, hãy liên hệ với Kepha để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: