Bệnh sởi và những điều cần phải biết

Thời tiết giao mùa diễn biến thất thường, đây là thời điểm cho virut sởi lây lan và phát triển. Vậy các triệu chứng và cách phòng chữa bệnh sởi như thế nào?

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm tới nay, thành phố đã ghi nhận 114 trường hợp mắc bệnh sởi, tăng rất nhiều so với cùng kỳ của năm ngoái. Không dừng lại ở xu hướng gia tăng nhanh chóng, dịch sởi 2019 còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như bội nhiễm, viêm phổi...

 

bệnh sởi nguy hiểm như thế nào

 

Dấu hiệu nhận biết bênh sởi

  • Sốt 4-5 ngày kèm theo mệt mỏi
  • Nhức đầu, đau cơ khớp
  • Mắt nhiều ghèn kết mạc đỏ
  • Đốm trắng Koplik trong má
  • Nổi phát ban sau tai và ở mặt, khi ấn vào không biến mất
  • Nổi ban ở cổ lưng ngực, ban 2 cánh tay, ban mông 2 chân

Các biến chứng nguy hiểm

  • Viêm tai giữa
  • Tiêu chảy cấp
  • Viêm phổi
  • Viêm não
  • Mù mắt
  • Chết não

 

bệnhsởilâyquaconđườngnào

 

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi

Uống thuốc hạ sốt đúng lúc đủ liều, dưới sự kê đơn sau khi khám của các bác sĩ. Tuyệt đối ba mẹ không được tự ý mua thuốc cho con uống ở các cửa hàng thuốc.

Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày

Vệ sinh móng tay chân, cắt móng tay tránh cào xước da

Tắm rửa sạch sẽ, không kiêng nước. Không nên cho bé kiêng nước lúc này vì da bé đang không khỏe mạnh nên càng cần được làm sạch để tránh viêm nhiễm. Do đó nếu để da bẩn, trẻ sẽ mệt mỏi thêm, dễ bị viêm da, thậm chí bội nhiễm, rất nguy hiểm, và cũng cần tránh để mắt trẻ tiếp xúc với ánh sáng.

Những dấu hiệu cần phải đưa đi cấp cứu

Sốt cao liên tục 39 – 40 độ liên tục trong 48 giờ đồng hồ.

Khó thở, thở nhanh, thở gấp

Bé lơ mơ, không tỉnh táo, bỏ ăn, không muốn chơi đùa, cơ thể mệt mỏi

Phát ban toàn thân nhưng vẫn sốt

4 cách phòng ngừa virut sởi

Tiêm chủng ngừa vacxin sởi đủ liều, đúng thời gian

Không cầm tay người mắc sởi vì 1 người mắc sởi thì có thể 100 người cũng mắc phải.

Tránh ngồi đối diện với người mắc sởi đặc biệt là khi ho, khi hắt xì

Không dùng chung, chơi chung đồ với người mắc sởi.

Sử dụng tinh dầu phòng bệnh sởi cho trẻ em

Tinh dầu đã được thẩm định là có tác dụng về mặt tâm lý và thể chất, vì hương thơm của tinh dầu thông qua khứu giác sẽ đến trung tâm “hệ não rìa” và tác động đến chức năng thần kinh. Do đó, báu vật của thiên nhiên này có thể xoa dịu cơn đau, cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch giúp bé bị bệnh sởi nhanh chóng hồi phục thể lực.

Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được coi là loại lành tính, có công hiệu ức chế sự phát triển của các loại viruts mà không gây phản ứng phụ. Bên cạnh đó, nó còn làm ấm người nhưng không có tính nóng, rất an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Vì vậy, bà mẹ hãy cho bé tắm nước có pha loãng tinh dầu Tràm trà Kepha hoặc thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương... sau khi tắm để giảm hẳn các triệu trứng ban đầu của sởi như chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, ho khan.

Tinh dầu khuynh diệp

Bạn xịt tinh dầu khuynh diệp lên chăn ga gối, xịt lên bàn ăn để sát khuẩn và xịt tại các khu vực bé thường xuyên ngồi chơi trong nhà nhé!

Xem thêm: Tinh dầu khuynh diệp kích thích mọc râu

Khi sử dụng tinh dầu, bạn nên lưu ý tinh dầu có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi nhưng nó chính là liệu pháp lí tưởng cho trẻ em, bởi vì trẻ thường có cảm giác thoải mái và dễ chịu khi tiếp xúc với hương thơm. Tuy nhiên, tinh dầu không phải là thuốc, mà chỉ là giải pháp giúp trẻ thư giãn, cải thiện hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch.

Muốn trẻ mau chóng lành bệnh, ngoài sử dụng tinh dầu các bậc phụ huynh nên nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi. Các bà mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết.

 

Bài viết liên quan