Hương thơm đặc trưng của bạc hà là tươi mát, mạnh mẽ, hơi cay nhờ hàm lượng Methol cao 67% – chỉ có trong bạc hà Âu.
Màu sắc: Trắng trong hoặc vàng nhạt mùi hương nhẹ nhưng rất đặc trưng của bạc hà. Để có được tinh dầu bạc hà nguyên chất, người ta chiết xuất bằng nhiều phương pháp như chưng cất hơi nước, ép lạnh hoặc CO2.
I. BẠC HÀ ÂU VÀ Ý NGHĨA TÊN GỌI "BẠC HÀ"
- Bạc Hà Âu (Mentha Piperita) - Là loại bạc hà thân thảo sống lâu năm, toàn cây có mùi thơm the mát vì có chứa Menthol hàm lượng cao – loại bạc hà Âu hiện đang đứng đầu Top 20 giống Bạc hà trên thế giới, loại cây này mọc tự nhiên với nguồn gốc ở Trung và Nam châu Âu. Bên cạnh đó, còn có một số loại bạc hà với các tên gọi như húng lủi, tía tô đất... tuy nhiên hàm lượng Methol của những loại này thấp hơn nhiều Bạc Hà Âu.
- Tên gọi “Bạc Hà” bắt nguồn từ một câu chuyện thần thoại Hy Lạp, Methal (tên thực vật của bạc hà) bắt nguồn từ một nữ thần. Thần thoại Hy Lạp nói rằng, nữ thần Minthe có mối tình ngầm với 1 vị thần địa ngục Hades - Anh trai của thần Zeus và thần Poseidon, vợ của thần Hades đã nảy lòng ghen với Minthe - biến thần Minthe thành một loài cây, ném xuống đất và dẫm nát dưới chân. Hades sau đó đã biến loài cây này thành một loài thảo mộc trường tồn với thời gian và cho đến tận hôm nay, loài cây đó mang tên “Bạc hà”.
Thành phần của tinh dầu bạc hà Kepha
Tinh dầu bạc hà chứa các thành phần có hoạt tính cao như: Menthol, menthone, 1,8-cineole, methyl acetate, methofuran, isomenthone, limonene, b-pinene, a-pinene, germacrene-d, trans-sabinene hydrate và pulegone.
Trong đó có 2 hoạt chất chính có nồng độ cao nhất - Con số tương đối cao so với cùng loại sản phẩm trên thị trường
- Menthol 67.53%
- Menthone 14.34%
II. NHỮNG CÔNG DỤNG NỔI BẬT CỦA TINH DẦU BẠC HÀ
1. TINH DẦU BẠC HÀ ĐUỔI CHUỘT
Tinh dầu Bạc hà nguyên chất là một chất có khả năng ngăn chặn chuột hiệu quả. Chuột sợ tinh dầu bạc hà, thành phần tạo hương thơm đặc trưng của Tinh dầu Bạc hà là Menthol, chất menthol có khả năng tác động vào khoang mũi của chuột và gây ra sự khó chịu với chúng, vì thế mà chúng sẽ tránh xa những nơi có mùi tinh dầu.
Cách dùng tinh dầu bạc hà để đuổi chuột:
- Cách 1: Thấm Tinh dầu bạc hà vào những cục bông gòn và để ở những nơi thường có chuột lui tới hoặc cần tránh chuột như nhà bếp, chỗ để thức ăn. Bạn nên dùng những cục bông gòn đủ to để không bị rơi tinh dầu ra ngoài, và để hương thơm đủ mạnh thì bạn nên nhỏ khoảng 5 giọt cho mỗi cục bông gòn.
- Cách 2: Pha loãng 100ml nước lạnh, nhỏ từ 15-30 giọt Tinh dầu Bạc hà vào bình xịt đã có nước lạnh, lắc đều sau đó xịt lên góc nhà, những nơi chuột thường xuyên chạy qua lại. Hoặc không cần pha loãng bạn xịt trực tiếp bạc hà lên góc nhà, tinh dầu đậm đặc sẽ cho hiệu quả cao hơn.
- Cách 3: Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu Bạc hà vào đĩa đốt đèn xông tinh dầu, sau đó cắm điện, mùi thơm của Tinh dầu khuếch tán vào không gian nhà bạn, khi ngửi thấy mùi bạc hà chuột sẽ cảm thấy khó chịu và tránh xa khỏi ngôi nhà của bạn.
Tinh dầu Bạc hà là khắc tinh của loài chuột
2. LÀM NƯỚC SÚC MIỆNG - CHỮA HÔI MIỆNG
Nhỏ 3 giọt Tinh dầu Bạc hà vào 500ml nước đun sôi để nguội, súc miệng sau khi đánh răng hoặc ăn đồ hôi, tanh. Nước Tinh dầu Bạc hà có tác dụng chống viêm nhiễm răng lợi, cho hơi thở thơm tho.
Súc miệng với Tinh dầu Bạc hà cho hơi thở thơm mát
3. GIẢM STRESS - HƯNG PHẤN TINH THẦN
Trộn vài giọt Tinh dầu Bạc hà vào dầu nền/kem dưỡng thể của bạn và bôi lên da sau khi tắm sẽ giúp da bạn được thư giãn và trở nên hồng hào, tươi mới hơn. Hoặc bạn có thể xông hơi bằng Tinh dầu Bạc hà, sẽ xóa tan mọi căng thẳng và âu lo sau một ngày mệt mỏi. Sử dụng đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu là cách khuếch tán mùi hương bạc hà hiệu quả và tiết kiệm.
4. CHỮA GÀU VÀ TÓC DẦU
Cho khoảng 50ml nước vào bình xịt rồi thêm vào đó vài giọt Tinh dầu Bạc hà. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này như một loại dầu xả tự nhiên. Cách này không chỉ làm tóc giảm nhờn mà còn có tác dụng loại bỏ gàu rất hiệu quả. Có thể trị gàu bằng tinh dầu tràm trà nhập khẩu từ Úc.
5. XÔNG MẶT
Xông mặt bằng Tinh dầu bạc hà rất tốt cho da của bạn, nhất là những ai bị mụn trứng cá, da dầu, vì tinh dầu bạc hà giúp kháng viêm, sưng, đỏ, sạch da, kháng khuẩn, săn da và điều tiết dầu.
Cách sử dụng:
Nhỏ 3 đến 5 giọt Tinh dầu Bạc hà vào một ca nước nóng, trùm khăn kín đầu và xông cho đến khi nước hết bốc hơi thì dừng lại( khoảng 10-15 phút)
6. CHỐNG HO - CẢM CÚM
Giúp điều trị, giảm nhẹ những triệu chứng cảm lạnh, hạ sốt, cúm và viêm xoang.
Cách sử dụng tinh dầu bạc hà để chống ho, cảm cúm:Thêm 5 giọt Tinh dầu Bạc hà vào 1 lít nước nóng, trùm đầu và hít vào hơi nước.
7. GIÚP MÁU LƯU THÔNG, GIẢM NGẠT MŨI
Hãy cho 15-20 giọt tinh dầu Bạc hà vào bồn tắm nước nóng và massage nhẹ nhàng, chất nhờn sẽ được tẩy bỏ, đồng thời việc lưu thông máu cũng tốt hơn.
Để chữa ngạt mũi: Nhỏ 1 giọt Tinh dầu Bạc hà vào 1 cốc nước nóng, sau đó ngửi hơi nóng từ nước và Tinh dầu Bạc hà bốc hơi, cách làm này vô cùng hữu nghiệm để giúp thông mũi đấy.
Lợi ích của tinh dầu bạc hà là vô cùng phong phú, được phát hiện và ưa chuộng hàng thế kỷ trên toàn thế giới, Tinh dầu Bạc hà đang ngày càng thể hiện vai trò to lớn của mình vào cuộc sống con người. Với điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều như khí hậu Việt Nam là điều kiện thuận lợi để những loài động vật gây hại điển hình là chuột sinh sôi nảy nở, nay đã có “Tinh dầu Bạc hà Kepha” giải quyết nỗi ám ảnh đó.
III, TÁC DỤNG PHỤ CỦA TINH DẦU BẠC HÀ
Mặc dù tinh dầu bạc hà có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe nhưng bên cạnh đó vẫn có một số tác hại của tinh dầu bạc hà đến người sử dụng khi lạm dụng hoặc dùng không đúng cách.
Một số tác hại của tinh dầu bạc hà có thể gặp như:
- Rối loạn tiêu hóa: Khi sử dụng quá nhiều gây khó tiêu, ợ nóng, trào ngược dạ dày
- Phát ban: Nếu sử dụng nhiều tinh dầu bạc hà bôi lên da có thể gây phát ban.
- Co giật: Nếu lạm dụng quá liều với số lượng cực lớn có thể gây tổn thương não, nguy cơ co giật.
Nếu sử dụng với lượng cho phép 0,4ml tinh dầu bạc hà mỗi ngày, sau khi sử dụng tránh xa tầm tay trẻ em thì bạn không cần quá lo lắng về những tác hại trên.
IV, CÁCH LÀM TINH DẦU BẠC HÀ TẠI NHÀ
Để làm tinh dầu bạc hà nguyên chất bạn cần có thời gian và sự cẩn thận, tỉ mỉ khi làm.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm tinh dầu bạc hà:
- Cây bạc hà (tốt nhất nên hái cây bạc hà khi cây bắt đầu nở hoa, hái vào lúc sáng sớm)
- Nồi đựng
- Lọ thủy tinh loại tối màu, có nắp đậy kín
- Một tấm vải mỏng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Phơi phần thân và lá của cây bạc hà ở chỗ râm mát. Phơi khoảng 1-2 ngày để cây bạc hà héo đi. Nên nhớ bạn không phơi chúng ngoài nắng vì sẽ làm giảm lượng dầu khi chưng cất.
Lúc phơi hãy rải đều, thoáng, không được chất lên thành đống. - Bước 2: Cho phần thân và lá bạc hà vào nồi, đặt lên bếp và đun sôi nước. Đun cho đến khi còn ít nước bay lên.
- Bước 3: Đặt tấm vải mỏng lên trên lọ thủy tinh, đổ nước cùng bã của bạc hà vào, lọc lấy tinh dầu.
Chỉ với 3 bước trên đây bạn đã sở hữu cho mình một lọ tinh dầu bạc hà nguyên chất tại nhà. Tuy nhiên, để tinh dầu đảm bảo sự thuần khiết hơn, bạn có thể lọc qua một lần nữa. Đổ lượng tinh dầu đã chắt lọc vào lọ thủy tinh, bảo quản cẩn thận và sử dụng dần nhé.
Ngoài cách làm tinh dầu bạc hà trên đây, bạn có thể điều chế tinh dầu bạc hà bằng nhiều cách khác, phục vụ cho các mục đích khác nhau.
Khi sử dụng bạc hà, muốn đạt được hiệu quả tốt nhất bạn chỉ cần lưu ý không sử dụng tinh dầu bạc hà vào những vùng nhạy cảm trên cơ thể, không dùng để ăn, uống mà dùng xông và đốt tinh dầu sẽ tốt hơn.
V. MUA TINH DẦU BẠC HÀ NGUYÊN CHẤT TẠI KEPHA
Mua tinh dầu bạc hà Kepha nguyên chất với đầy đủ chứng từ kiểm định thành phần.
Bản phân tích hàm lượng các chất tại Viện Inapro - Đại học Bách Khoa
Tinh dầu bạc hà Kepha được chiết xuất từ lá bạc hà Âu hiện đang đứng top 20 thế giới chứa hàm lượng Methol rất cao có nguồn gốc Trung và Nam châu Âu. Vì vậy có thể nói giữa rất nhiều loại tinh dầu bạc hà thì tinh dầu bạc hà Kepha có mùi hương đặc trưng, mạnh mẽ hơn nhiều