Vì sao bé bị viêm tai giữa, Cách phòng tránh hiệu quả

Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh này thường gặp nhất vào lúc thời tiết giao mùa, trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu dễ bị mắc bệnh. Vậy vì sao bé bị viêm tai giữa, cách phòng tránh hiệu quả nào được các bậc cha mẹ tin dùng? Cùng tham khảo nhé!

 1. Dấu hiệu, triệu chứng bé bị viêm tai giữa

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình thật khỏe mạnh. Do còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh. Viêm tai giữa là bệnh trẻ nhỏ rất dễ mắc phải, quá trình điều trị lại rất phức tạp và khó khăn. 

Vì thế, vấn đề vì sao bé bị viêm tai giữa, cách phòng tránh hiệu quả luôn là mối bận tâm của các bậc phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh có con nhỏ. Để nhận biết và điều trị kịp thời bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý một số dấu hiệu sau:

  • Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C
  • Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
  • Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy
  • Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài
  • Kém phản ứng với âm thanh
  • Triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn

Trẻ bị viêm tai giữa

Dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị viêm tai giữa

2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa, điển hình là các nguyên nhân sau:

  • Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
  • Trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, ống thính giác ở bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc các chất lỏng, tạp chất  ko thoát ra được, tích tụ vi khuẩn gây nhiễm trùng
  • Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang…
  • Bên cạnh đó, không khí và môi trường sống bị ô nhiễm cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

3. Biến chứng nguy hiểm do viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là bệnh mà trẻ nhỏ rất dễ mắc phải, đây là bệnh tốn khá nhiều thời gian điều trị.  Nếu cha mẹ phát hiện kịp thời và được bác sĩ điều trị đúng cách thì sẽ không gây nguy hiểm gì.

Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nặng nề và nguy hiểm như:

 - Trẻ bị giảm thính lực, chậm nói

Viêm tai giữa đồng nghĩa với việc tai bị tổn thương, để lâu không điều trị có thể gây hỏng màng nhĩ, nguy cơ trẻ mất khả năng nghe.

Trẻ không thể nghe được người khác nói gì nên khả năng nói theo của trẻ cũng bị giảm đi

 - Viêm các tổ chức xương lân cận, viêm tai xương chũm

Tình trạng này xuất hiện khi trẻ bị viêm tai giữa cấp và mãn tính

 - Thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ 

Khi bị viêm tai giữa, nước nhầy và mủ sẽ tích tụ nhiều trong tai giữa, đè lên màng nhĩ. Các ổ mủ sẽ tự tách ra chảy ra ngoài khiến trẻ đau tai dữ dội, làm tăng nguy cơ bị thủng và xơ hóa màng nhĩ.

- Điếc vĩnh viễn

Khi tai bị tổn thương, thính lực của trẻ giảm sút. Nếu bệnh trở nặng, trẻ rất dễ mất khả năng nghe và có thể điếc vĩnh viễn.

Biến-chứng-trẻ-bị-viêm-tai-giữa

Viêm tai giữa ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

4. Cách điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Viêm tai giữa là bệnh khó điều trị và dễ để lại biến chứng nguy hiểm vì thế cần phải điều trị đúng cách thì mới khỏi được. 

Để biết chính xác vì sao bé bị viêm tai giữa, cách phòng tránh hiệu quả nhất thì cách tốt nhất là bạn nên đưa bé đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám, khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.  

Bên cạnh đó, cần chăm sóc bé tại nhà như vệ sinh tai mũi họng, bởi vì 3 bộ phận này có sự liên quan mật thiết với nhau nên khi tai bị viêm thì cần vệ sinh sạch sẽ cả 3 bộ phận để tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

  • Nếu tai bé bị chảy mủ, cha mẹ nên dùng tăm bông lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu để tránh tổn thương tai. Tuyệt đối không dùng bông bịt kín tai mà phải để tai thông thoáng để mủ chảy ra ngoài.
  • Làm ấm nước muối sinh lý rửa và vệ sinh mũi hàng ngày cho bé.
  • Vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé bằng cách rơ lưỡi, đánh răng hoặc súc miệng bằng nước muối.

5. Cách phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ hiệu quả 

Cách hạn chế và phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ:

  • Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh tay chân và cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
  • Vệ sinh tai - mũi - họng sạch sẽ để giảm thiểu tối đa tình trạng viêm họng, sổ mũi.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời lạnh.
  • Nếu trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan, sổ mũi… thì cần điều trị dứt điểm để tránh chảy ngược lên tai.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ là việc không thể thiếu.
  • Cuối cùng, cần giữ cho môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

Không khí và môi trường sống xung quanh nơi bé ở chỉ là một trong rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thế nhưng, nó lại vô cùng quan trọng, bởi vì, môi trường trong sạch, lành mạnh mới giúp trẻ khỏe mạnh.

Vì thế, làm sạch không khí, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống là điều rất cần thiết. Chỉ quét và lau dọn, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp thôi chưa đủ vì bé cần có cả bầu không khí trong lành. 

Tinh dầu thực sự là giải pháp, là người bạn của mỗi gia đình. Tinh dầu không chỉ giúp cho căn phòng lúc nào cũng thơm phức, dễ chịu mà nó còn có tác dụng lọc sạch không khí. Khi xông tinh dầu, các phân tử tinh dầu sẽ được khuếch tán vào trong không khí vừa giúp lan tỏa mùi hương vừa giúp loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn trong không khí. Chính điều này giúp cho không khí trong ngôi nhà của bạn luôn sạch sẽ, giảm thiểu được nguy cơ gây bệnh cho bé, bảo vệ sức khỏe cho bé và cả gia đình.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tinh dầu nhưng tinh dầu Kepha lại là một trong số ít loại tinh dầu được rất nhiều người tin dùng, không chỉ bởi mùi hương mà còn bởi tác dụng làm sạch không khí của nó.

Vấn đề vì sao bé bị viêm tai giữa, cách phòng tránh hiệu quả đã được chia sẻ ở trên phần nào giúp các phụ huynh vơi bớt được nỗi lo lắng. Điều trị viêm tai giữa rất gian nan vì thế, các bậc cha mẹ nên hạn chế và cố gắng phòng bệnh cho con. Hãy nhớ làm sạch không khí, làm sạch ngôi nhà bằng tinh dầu Kepha để con có một môi trường sống trong sạch nhé!

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: