Tinh Dầu Tràm: Lợi ích, Công dụng, Cách dùng, Giá thành, Lưu ý

Dầu tràm nguyên chất được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Không chỉ thế, dầu tràm còn có thể sử dụng cho đối tượng trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Đây là điều mà không phải loại tinh dầu nào cũng có thể làm được. Vậy hãy cùng Kepha tìm hiểu chi tiết xem tinh dầu tràm là gì? Những công dụng của dầu tràm mang lại ra sao mà ngày càng có nhiều người tin tưởng sử dụng đến thế?

 

I. Tinh dầu tràm gió là gì? Phân biệt tinh dầu tràm gió và tràm trà

Tinh dầu tràm là sản phẩm tinh dầu được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước lá và cành của cây tràm trà (Melaleuca leucadendra) và cây tràm gió (Melaleuca quonthenervia). Dầu tràm được sử dụng để trị một số bệnh như cảm lạnh, đau đầu, đau nhức răng, nhức xương khớp,...

Dầu tràm hiện nay được chia làm 2 loại chính là tinh dầu tràm giótinh dầu tràm trà. Mỗi loại sẽ có những đặc tính, công dụng khác nhau chi tiết như sau:

1. Tinh dầu tràm gió là gì?

Tinh dầu tràm gió được chiết xuất từ lá của cây tràm gió – loài cây sinh trưởng nhiều ở Thừa Thiên Huế, có mùi hương dễ chịu được dùng nhiều để trị ho, chữa cảm cúm, cảm lạnh được dùng qua 2 hình thức: ngửi trực tiếp và xông phòng.

tinh dầu tràm gió

Tinh dầu tràm gió chiết xuất từ cây tràm gió trong tự nhiên

2. Tinh dầu tràm trà là gì?

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm trà – Melaleuca alternifolia là loài cây bản xứ ở Úc, tên được ghép từ 2 âm trong tiếng Hy Lạp: “Melas” (đen) và "Leukos" (trắng).

tinh dầu tràm trà

Dầu tràm trà có màu sắc xanh nhạt đặc trưng

3. Phân biệt dầu tràm gió và dầu tràm trà

  Xuất xứ Thành phần Công dụng
Tinh dầu tràm gió

- Chiết xuất từ cây tràm gió thiên nhiên.

- Các cây tràm này mọc chủ yếu ở Thừa Thiên Huế.

- Thành phần chủ đạo là terpinen - 4-ol

- Xoa bóp chống nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp.

- Phòng và điều trị cảm cúm và ngạt mũi

- Chống co thắt

- Chữa ho, long đờm,

- Giúp tiêu hoá tốt

- Phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, trẻ sơ sinh

Tinh dầu tràm trà

- Chiết xuất từ cây trà tràm.

- Tràm trà phổ biến phân bố ở Úc.

- Thành phần chủ đạo là cineol 1,8.

- Ngoài ra còn có α-Terpineol và các hoạt chất khác...

- Tràm trà được dùng phổ biến trong làm đẹp giúp trị mụn

- Sáng da, mờ vết thâm

- Hạn chế da bóng nhờn

- Chăm sóc tóc, trị gàu,…

II. 12 công dụng tuyệt vời của tinh dầu tràm 

1. Tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ nhỏ

1.1. Chữa đầy hơi, khó tiêu

Thành phần trong dầu tràm có chứa Cineole, tác dụng làm nóng và kích thích giảm đau dưới da do vậy có thể giảm được các triệu chứng đầy bụng khó tiêu cho trẻ.

Cách dùng:

  • Chỉ cần cho một vài giọt dầu tràm vào lòng bàn tay, xoa hai tay vào nhau để làm ấm, rồi thoa lên vùng bụng của bé
  • Massage nhẹ nhàng sẽ giúp làm ấm vùng bụng, kích thích tuần hoàn, từ đó làm giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.

dầu tràm chữa đầy hơi

Chứng đầy bụng, khó tiêu có thể giải quyết dễ dàng nhờ dầu tràm

1.2. Giảm sung, ngứa do côn trùng cắn

Thành phần Eucalyptol có trong dầu tràm giúp giảm đau, sát khuẩn. Giúp giảm các triệu chứng ngứa, sưng đau do muỗi, côn trùng gây ra cho bé

Cách dùng: Các mẹ chỉ cần thoa một ít tinh dầu lên vết côn trùng cắn.

Lưu ý: Không dùng cho vết thương hở.

1.3. Trị ho

Sử dụng tinh dầu tràm cho bé trong các trường hợp trẻ bị cảm lạnh, ho, ngạt mũi, viêm phế quản hay các vấn đề sức khỏe khác để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Cách dùng: Mẹ có thể thoa một vài giọt dầu tràm lên ngực bé, lên gối của bé hoặc dùng để massage lòng bàn chân của bé để giúp giữ ấm cơ thể khi bị cảm lạnh.

>>>Xem thêm: Cách tắm tinh dầu tràm cho bé an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất

2. Tác dụng của tinh dầu tràm đối với phụ nữ mang thai

Tinh dầu tràm rất lành tính và an toàn đối với phụ nữ mang thai. Chống cảm lạnh, ho, sổ mũi, làm giảm các cơn đau cơ, khớp...

Cách dùng: Khi mang thai hay sau khi sinh xong cơ thể còn đang yếu, để tránh bị cảm, bị gió khi đi ra ngoài trời lạnh, dùng dầu tràm thoa vào gan bàn tay, bàn chân, mang tai,cổ để giữ ấm cho cơ thể. Đồng thời giúp làm giảm các cơn đau cơ, khớp do ít vận động (kể cả người già, người bệnh).

dầu tràm cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng dầu tràm (tràm gió)

Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi. Dầu tràm có tác dụng làm tan đàm nhớt, trị ho hiệu quả. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo chi tiết công dụng cũng như cách sử dụng dầu tràm cho phụ nữ mang thai chi tiết tại đây.

3. Tác dụng của tinh dầu tràm đối với sức khoẻ

3.1. Phòng, hỗ trợ bệnh hô hấp

Dầu tràm giúp giảm ho, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp viêm thanh quản, phế quản,…

Cách dùng: Khi bị nghẹt mũi có thể ngửi dầu tràm gió để thông mũi, giảm triệu trứng sổ mũi. Mùi hương của tinh dầu tràm gió còn giúp phòng ngừa dịch bệnh theo mùa hiệu quả.

3.2. Giảm đau

Dầu tràm có tác dụng giảm đau hiệu quả trong đau dầu, đau cơ,…Xoa bóp dầu tràm ở vùng trán để giảm cơn đau đầu mà không cần dùng thuốc tây. Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có tác dụng kháng viêm nên khi pha loãng cũng có thể giúp giảm bớt đau nhức từ cơ, viêm khớp. Dầu tràm luôn đồng hành cùng các vận động viên chuyên nghiệp, bất cứ ai cần sau khi vận động gắng sức.

Cách dùng: Cho một ít tinh dầu ra tay sau đó xoa lên vùng bị đau, dùng tay xoa bóp, massage nhẹ nhàng và thư giãn. Cảm giác đau sẽ giảm đi nhanh chóng.

3.3. Hạ sốt

Tinh dầu tràm kích thích tuần hoàn, làm ấm cơ thể và tăng tiết mồ hôi. Nhờ kích thích chức năng tiết mồ hôi giúp thải độc tự nhiên, hạ sốt và giải cảm.

Cách dùng: Xoa một lớp thật mỏng trực tiếp lên da, và giữ cơ thể thông thoáng, sẽ giúp hạ sốt nhanh.

3.4. Đuổi côn trùng và chữa nốt côn trùng đốt

Một trong những tác dụng của dầu tràm được yêu thích là đuổi côn trùng như muỗi, ruồi,… hiệu quả, khiến chúng tránh xa căn nhà của bạn. Ngoài ra có thể dùng để bôi lên vết côn trùng cắn để giảm sưng, giảm ngứa.

3.5. Giảm đau răng

Đau răng rất khó chịu và ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống. Khi đó bạn có thể sử dụng dầu tràm để giảm đau ngay lập tức

Cách dùng: 

  • Nhỏ 3-4 giot tinh dầu vào bông gòn, đưa vào chỗ răng đau và cắn chặt lại.
  • Sau 10-15 phút nhả ra sẽ thấy hết đau răng.

Cách này được các mẹ hay dùng để trị cho con nhỏ. Vừa an toàn, vừa hiệu quả mà không phải lạm dụng thuốc Tây.

3.6. Làm sạch không khí

 Để phòng tránh các loại bệnh hô hấp, bạn nên thường xuyên thanh lọc không khí trong không gian sống của bản thân và gia đình. Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu kết hợp với tinh dầu tràm là một cách giúp bạn làm được điều này. Tinh dầu tràm được khuếch tán sẽ lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong không gian, tiêu diệt nấm mốc, ức chế và chống lại virus, vi khuẩn gây hại.

3.7. Khử trùng, chống nấm da

Nếu bạn bị nấm hay nổi mẩn đỏ, vi khuẩn ngoài da thì ngoài việc sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định, bạn có thể sử dụng thêm tinh dầu.
Bạn có thể thoa tinh dầu tràm lên vùng da bị bệnh để ngăn chặn sự lây lan và rút ngắn thời gian bị nấm bởi tinh dầu tràm có tính kháng viêm.
Hoặc bạn có thể tắm với nước chứa tinh dầu tràm là một biện pháp hiệu quả để giảm nhanh tình trạng nấm, ngứa, mẩn đỏ.

 3.8. Hỗ trợ điều trị viêm xoang

Viêm xoang là chứng bệnh hô hấp khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống. Hiện nay đã có cách điều trị hiệu quả nhưng để dứt điểm cần nhiều thời gian và cũng phải kết hợp một số phương pháp tự nhiên. Một trong số đó có việc sử dụng tinh dầu tràm.
Tất cả những gì bạn cần là một bát nước nóng, một chai tinh dầu tràm và chiếc khăn lông to. Thêm vào bát nước 2-3 giọt tinh dầu tràm sau đó trùm khăn kín mặt để xông mũi trong khoảng 20-30 phút. Khi hơi nước bốc lên sẽ đưa tinh dầu vào khoang mũi để làm mềm dịch nhầy, khiến chúng dễ đào thải ra ngoài, mang lại sự thoải mái, sạch sẽ cho khoang mũi.
Chăm chỉ làm theo cách này kết hợp với việc đeo khẩu trang nơi khói bụi ô nhiễm, dần dần chứng viêm xoang của bạn sẽ được chữa khỏi rất nhanh.

4. Công dụng làm đẹp của dầu tràm

4.1. Trị gàu

Bạn chỉ cần thêm 4-5 giọt vào dầu gội rồi gội dầu như bình thường. Tính sát khuẩn của tinh dầu tràm sẽ giúp tẩy da chết, làm dịu da đầu hiệu quả, từ đó giúp gàu giảm dần và biến mất hẳn sau một thời gian.

Vì là sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, không những trị gàu hiệu quả, dầu tràm còn giúp tóc bớt khô rối, gãy rụng như khi sử dụng các sản phẩm trị gàu có chứa hóa chất khác.

dầu tràm trị gàu da đầu

Dầu tràm có thể điều trị gàu da đầu hiệu quả 

4.2. Dưỡng móng

Nhỏ 3-4 giọt vitamin E vào 1 thìa cà phê tinh dầu tràm và trộn đều, sau đó thoa đều lên bàn tay và móng tay, massage nhẹ nhàng. Các dưỡng chất có trong tinh dầu tràm và vitamin E sẽ giúp móng tay chắc khỏe hơn và da tay thêm mềm mịn.

4.3. Trị mụn sưng viêm

Công dụng kháng viêm giảm đau của tinh dầu tràm còn được áp dụng trong trị mụn cho chị em.

Cách dùng: 

  • Nhỏ giọt lên bông gòn hoặc miếng vải sạch, bôi trực tiếp lên đều mụn.
  • Bôi ngày 2 lần trước khi đi ngủ và sáng mai, sau khi đã làm sạch da mặt
  • Đối với da bị mụn trầm trọng có thể nhỏ 3-4 giọt vào sữa rủa mặt, kiên trì dùng hàng hàng bạn sẽ thấy hiệu quả

Lưu ý: Khi bị mụn không nên chạm tay vào đầu mụn, nặn mụn vì dễ gây ra sẹo và dễ bị lây lan hoặc bị viêm nhiều hơn.

4.4. Mụn cóc do virus

Thoa dầu tràm (chiết xuất từ cây tràm trà) lên mụn cóc cũng hiệu quả. Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt virus như virus HPV, còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa tái nhiễm virus HPV.

Bạn có thể nhỏ 2-3 giọt tinh dầu lên mụn cóc, hai lần mỗi ngày trong ít nhất 3-4 tuần và quan sát tác dụng của tinh dầu.

Để tăng tính hiệu quả, bạn nên dùng đá bọt hoặc chất tẩy tế bào chết để mài mòn phần thịt mụn cóc. Dầu cây trà có thể gây phản ứng kích ứng và dị ứng da ở người đặc biệt nhạy cảm. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.

IV. Tinh dầu tràm giá bao nhiêu tiền?

Hiện tại, bạn có thể tham khảo giá tinh dầu niêm yết trên website của tinh dầu Kepha như sau:

Đối với tinh dầu tràm trà:

  • Lọ 10ml – 90.000 đồng/lọ
  • Lọ 20ml – 140.000 đồng/lọ
  • Lọ 50ml – 260.000 đồng/lọ
  • Lọ 100ml – 460.000 đồng/lọ

Đối với tinh dầu tràm gió:

  • Lọ 20ml – 100.000 đồng/lọ
  • Lọ 50ml – 175.000 đồng/lọ
  • Lọ 100ml – 310.000 đồng/lọ

V. Những lưu ý khi sử dụng dầu tràm

Để sử dụng dầu tràm an toàn và hiệu quả nhất, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Không lạm dụng tinh dầu tràm, chỉ sử dụng một lượng vừa đủ
  • Đậy kín nắp sau khi sử dụng
  • Luôn pha loãng tinh dầu trước khi dùng cho bé
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Không để tinh dầu rơi vào mắt
  • Không thoa vào các vết thương hở
  • Không sử dụng tinh dầu tràm nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ.
  • Trước khi bôi diện rộng, bạn nên bôi thử lên mu bàn tay để thử khả năng kích ứng của da

VI. Tác dụng phụ của tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm trà có thể gây ra các tác dụng không mong muốn:

  • Kích ứng và sưng da
  • Người bị mụn trứng cá dùng tinh dầu tràm đôi khi có thể làm khô da, ngứa, châm chích, nóng và đỏ.
  • Bé trai dùng tinh dầu tràm thì vú phát triển không bình thường.
  • Có thể bị lú lẫn, đi không vững, mất thăng bằng, phát ban, hôn mê

Đây chỉ là những tác dụng phụ thường gặp, có thể có những tác dụng phụ khác nhưng ghi nhận trên mẫu nhỏ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.

VII. Cách nhận biết tinh dầu tràm tốt và loại kém chất lượng

Dựa vào đặc tính của tinh dầu mà có rất nhiều cách để phân biệt tinh dầu tràm thật và hàng giả, nhái. Bạn đọc có thể tham khảo các phân biệt dưới đây:

Cách 1: Sử dụng giấy trắng

Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu lên tờ giấy trắng. Tinh dầu thật sẽ bay hơi rất nhanh và trả lại trạng thái ban đầu cho tờ giấy. Còn tinh dầu giả sẽ khó bay hơn và tờ giấy sẽ không thể trở lại nguyên trạng thái ban đầu.

Cách 2: Bôi trực tiếp lên da

Bôi trực tiếp dầu tràm lên da, nếu là tinh dầu thật sẽ cảm thấy tinh dầu thểm thấu vào da, sau đó da sẽ có cảm giác khô thoáng, không bị bết dính

Nếu là tinh dầu giả, sau khi bôi lên da sẽ có cảm giác bết dính, bóng nhẩy 

Cách 3: Lắc mạnh chai tinh dầu, nếu tinh dầu có bọt nổi lên và tan ngay thì đó là tinh dầu tràm thật, còn tinh dầu giả, bọt nổi lên sẽ rất nhiều và sẽ rất lêu để trở lại như ban đầu. 

Tham khảo thêm các cách phân biệt tinh dầu tràm thật, giả ở video dưới đây:

Và tất nhiên điều quan trọng là bạn cần phải sử dụng đúng tinh dầu tràm nguyên chất thì mới có thể thấy được những công dụng mà nó mang lại cũng như đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe.

Vậy mua tinh dầu tràm ở đâu uy tín?

Để mua được tinh dầu tràm nguyên chất, bạn hãy đến với Kepha. Tại đây, bạn sẽ được sử dụng những giọt tinh dầu tốt nhất, đảm bảo chất lượng bởi kepha luôn đặt sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu. Cam kết chất lượng và bán đúng giá so với thị trường.  

Để được sử dụng tinh dầu tràm chuẩn, nguyên chất 100%, bạn đọc vui lòng tham khảo link sản phẩm sau đây:

=> Link mua dầu tràm trà nguyên chất Kepha

=> Link mua dầu tràm gió nguyên chất Kepha sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

Đó là những thông tin mà Kepha muốn gửi đến cho bạn về khái niệm, cách phân biệt 2 loại tinh dầu tràm gió và tràm trà. Hi vọng với nhưng chia sẻ này khách hàng sẽ hiểu sâu hơn về những giá trị lợi ích mà Tinh dầu tràm mang đến cho con người.

Địa chỉ mua dầu tràm nguyên chất Kepha:

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: