Lá bạch đàn

Bạch đàn là một loại cây lấy gỗ rất phổ biến. Vậy nhưng, không nhiều người thực sự biết đến công dụng tuyệt vời mà lá bạch đàn mang đến cho sức khỏe con người.

Những lợi ích đó là gì? Hãy cùng Tinh dầu Kepha tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Khái niệm, đặc điểm lá bạch đàn

Lá bạch đàn

Cây bạch đàn, hay còn có tên gọi khác là khuynh diệp, là một loại cây thân gỗ và thường được trồng với mục đích lấy gỗ, phòng chống xói mòn đất và để thu hoạch tinh dầu từ lá bạch đàn.

Ở loại cây này, lá bạch đàn là bộ phận được sử dụng để chiết tinh dầu dùng trong y học. Tinh dầu này sau khi chiết xuất sẽ được dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho khan, hen suyễn, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Lá bạch đàn có hình dáng dài và hẹp, rộng khoảng 1 - 2 cm và dài khoảng 15 - 20 cm. Lá bạch đàn khi khô sẽ tự rụng. Hàm lượng tinh dầu ở lá bạch đàn khô thấp hơn rất nhiều so với lá tươi.

Thành phần hoá học có trong lá bạch đàn

Lá bạch đàn có chứa nhựa, tanin và 3 đến 6% tinh dầu (số liệu thu được trên lá bạch đàn khô). Tuy nhiên, lá bạch đàn tươi lại chứa một lượng lớn tinh dầu có mùi thơm dễ chịu.

Thành phần tinh dầu ở loại lá này chứa 55% là hoạt chất cineol, 35% là hoạt chất citronelal và còn lại là lượng nhỏ các hoạt chất khác như E.camaldulensis, E.exserta

Tác dụng của lá bạch đàn với sức khoẻ con người

Lá bạch đàn trị ghẻ, ngứa ngoài da, khô da

Công dụng đầu tiên nhất định phải nhắc đến của lá bạch đàn đó chính là trị ghẻ và các bệnh ngứa ngoài da. Theo nghiên cứu khoa học, lá bạch đàn chứa hàm lượng lớn tinh dầu có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ở các vùng bị ghẻ ngứa, mụn nhọt.

Ngoài ra, sử dụng lá bạch đàn còn có thể cải thiện làn da khô bằng cách tăng hàm lượng ceramide. Ceramides là một loại axit béo trong da có nhiệm vụ duy trì hàng rào bảo vệ và giữ độ ẩm cho da.

ngứa ngoài da dùng bạch đàn chanh

Những người bị khô da, gàu hoặc rối loạn da như viêm da và bệnh vẩy nến thường có mức ceramide thấp hơn người bình thường.

Việc chiết xuất lá bạch đàn được nghiên cứu là có tác dụng tăng cường sản sinh ceramide trên da, bởi nó có chứa một hợp chất được gọi là macrocarpal A, kích thước sản xuất ceramide.
Chính vì vậy, nhiều sản phẩm dành cho tóc và da có chứa chiết xuất từ lá bạch đàn để làm giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy, khô da và bong tróc da đầu.

Lá bạch đàn trị ho khan và các bệnh về đường hô hấp

bạch đàn chữa ho khan

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2001 đã chỉ ra rằng, thành phần tinh dầu trong lá bạch đàn không nóng và có tính ấm nên có thể được sử dụng như một thảo dược trị ho tuyệt vời.

Bên cạnh đó, nó cũng có thể dùng trong điều trị các bệnh về đường hô hấp như nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm ruột do nhiễm candida, viêm phế quản, viêm thận…

Trị đau nhức xương khớp bằng lá bạch đàn

bạch đàn điều trị xương khớp

Nghiên cứu khoa học cho thấy, tinh dầu trong lá bạch đàn có thể trị đau nhức xương khớp ở người bị bệnh phong tê thấp. Cụ thể, nó sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau và cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt sau vài tuần kiên trì sử dụng.

Trị sốt rét

bạch  đàn hỗ trợ điều trị sốt rét

Tinh dầu ở trong lá bạch đàn có một lượng lớn các hoạt chất citronelal.

Bởi vậy, nó sẽ giúp làm ấm cơ thể và xua đuổi các loại côn trùng gây bệnh truyền nhiễm như muỗi, phòng tránh bệnh sốt rét, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Lá bạch đàn được cho rằng có thể làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và mang đến sự thư giãn cho người sử dụng.

bạch đàn giúp giảm căng thẳng mệt mỏi

Trong một cuộc khao sát, 62 người khỏe mạnh đã giảm đáng kể lo lắng sau khi hít tinh dầu bạch đàn. Bởi trong lá bạch đàn có chứa eucalyptol, một chất được phát hiện có đặc tính chống lo âu.
Các nhà nghiên cứu tin rằng nó làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm ⁠- hệ thống phản ứng với căng thẳng của bạn - và làm tăng hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm, thúc đẩy sự thư giãn.

Tác dụng kháng viêm

Lá bạch đàn có chứa nhiều hợp kháng viêm như cineole và limonene. Chúng hoạt động như một loại thuốc giảm đau.

Ngoài da, lá bạch đàn còn ngăn ngừa hình thành mủ ở các vết thương ngoài da. Nó giúp kích thích và thúc đẩy lưu thông máu đến vết thương giúp cho vết thương mau lành.

Lá bạch đàn giúp cho răng chắc khỏe

Eucaplyptop chiết xuất từ lá bạch đàn có tác dụng cải thiện sức khỏe răng miệng. Cụ thể hơn, lá bạch đàn chứa một lượng lớn etanol và macrocarpal C - một loại polyphenol. Những hợp chất này có khả năng làm giảm mức độ của các vi khuẩn gây ra sâu răng và viêm nướu răng.

khuynh diệp giúp cải thiện răng miệng

Bởi vậy, eucalyptol thường được thêm vào bảng thành phần của các loại nước súc miệng.

Ngoài ra, nhai kẹo cao su có chiết xuất từ lá bạch đàn còn giúp giảm đáng kể mảng bám tích tụ trên răng và ngăn chặn bệnh nướu răng.

Lá bạch đàn được dùng như một loại thuốc chống côn trùng

Tinh dầu bạch đàn là một chất xua đuổi côn trùng tự nhiên, chủ yếu là do thành phần eucalyptol có trong nó.

bạch đàn dùng như thuốc chống côn trùng

Nghiên cứu chỉ ra rằng, chất này có hiệu quả xua đuổi muỗi và các loại côn trùng khác trong tối đa 8 giờ sau khi bôi. Hàm lượng eucalyptol càng cao thì càng hoạt động lâu và hiệu quả hơn.
Dầu bạch đàn là một chất chống côn trùng tự nhiên, chủ yếu là do thành phần eucalyptol của nó.

Trên thực tế, dầu bạch đàn chanh chiết xuất từ cây bạch đàn chanh đã được liệt kê và công nhận như một chất xua đuổi côn trùng mạnh.

Cách dùng lá bạch đàn với từng công dụng

Sử dụng để trị ghẻ, ngứa ngoài da

Để chữa ghẻ và các bệnh ngoài da, hãy chuẩn bị khoảng 250g lá bạch đàn tươi và rửa sạch. Sau đó, đun sôi với nước và pha loãng thêm một ít nước để tắm hàng ngày.

Tinh dầu bạch đàn hòa tan trong nước khi đun sôi sẽ có tác dụng sát trùng và ngăn ngừa các bệnh ngoài da.

bạch đàn chữa bệnh ngoài da

Dùng lá bạch đàn chữa ho

Chuẩn bị một nắm lá bạch đàn và một cây sả thái nhỏ. Đun sôi các nguyên liệu trên với nước trong khoảng 10 phút.

Hỗn hợp sau khi nấu xong thì đem xông hoặc pha với nước tắm.

bạch đàn chữa ho

Làm theo hướng dẫn này mỗi ngày, triệu chứng ho sẽ dần được cải thiện và biến mất hoàn toàn.

Trị đau xương khớp, giảm đau nhức, mệt mỏi

Đối với các trường hợp đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, hãy lấy 1 đến 2 lá bạch đàn tươi đem hơ nóng sau đó đắp vào vị trí đau. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng tinh dầu bạch đàn xoa

xung quanh vị trí đau và massage nhẹ nhàng.

Kiên trì thực hiện bài thuốc này, sau một thời gian ngắn, tình trạng đau nhức sẽ giảm đi đáng kể.

bạch đàn trị đau xương khớp

Ngoài ra, nếu thường xuyên bị nhức mỏi người, bạn có thể dùng 10 - 15g lá bạch đàn sau đó mang giã nhuyễn và cho vào nước tắm. Ngâm người trong nước vừa pha khoảng 10 đến 15 phút.

Tinh dầu có trong lá bạch đàn sẽ giúp giãn cơ và nhanh chóng mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Dùng lá bạch đàn trị sốt rét, giải cảm

Ở cách làm này, bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá bạch đàn, một ít vỏ bưởi, 1 nắm lá cây hương nhu, 1 nắm lá tre và 1 cây sả. Sau đó, cho các loại nguyên liệu trên vào nồi nấu chung với nước trong khoảng 15 đến 20 phút.

bạch đàn chữa cảm lạnh

Lấy hỗn hợp sau đun để xông cho đến khi ra mồ hôi, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Lưu ý khi sử dụng lá bạch đàn

Lá bạch đàn có nhiều công dụng với con người. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số rủi ro về sức khỏe nghiêm trọng, bởi nó có thể dẫn đến độc tính.

Đặc biệt, trẻ em có nguy cơ nhiễm độc cao hơn. Bởi vậy, cần hết sức cẩn thận khi sử dụng lá bạch đàn, cụ thể là có một số lưu ý sau:

  • Không sử dụng quá nhiều, thậm chí là lạm dụng lá bạch đàn;
  • Chiết xuất lá bạch đàn tuyệt đối không được uống;
  • Hạn chế sử dụng lá bạch đàn ở trẻ em bởi da trẻ khá mỏng và rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc. Nếu sử dụng, hãy xoa lên tay trước khi thoa lên da bé;
  • Nên chọn sử dụng lá bạch đàn già thay vì những lá non hơn;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ điều trị khi phát hiện trường hợp dị ứng hoặc kích ứng với các thành phần có chiết xuất từ lá bạch đàn;
  • Các đối tượng có thể sử dụng dược liệu chiết xuất từ lá bạch đàn là người mắc bệnh lý về đường hô hấp, đau nhức xương khấp, sốt rét, bệnh ngoài da, viêm thận.
  • Tránh sử dụng lá bạch đàn ở phụ nữ có thai, bởi chưa thể xác định được tinh dầu có trong loại lá này có an toàn cho phụ nữ đang mang thai hay không.
  • Chiết xuất lá bạch đàn có thể không phù hợp và gây ra phản ứng với một số loại thuốc, ví dụ như thuốc điều trị bệnh tiểu đường, cholesterol cao, trào ngược axit và rối loạn tâm thần. Vậy nên, hãy chắc chắn rằng bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chúng.

Tổng kết:

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về lá bạch đàn cũng như công dụng, cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng lá bạch đàn. Có thể thấy rằng, loại lá này có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người và được sử dụng trong nhiều bài thuốc.

Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại một vài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tinh dầu Kepha hy vọng rằng bạn sẽ sử dụng lá bạch đàn để điều trị các triệu chứng một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công và hãy để lại bình luận nếu có bất kỳ câu hỏi nào về lá bạch đàn nhé!

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: