Tủ bếp bị hôi - Nguyên nhân và cách xử lý

Tủ bếp bị hôi sẽ khiến đồ đạc, thực phẩm trong bếp bị ám mùi, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ căn bếp gia đình bạn. Vậy nguyên nhân gây nên mùi hôi tủ bếp là gì? Làm sao để loại bỏ những mùi hôi nhanh chóng - hiệu quả - an toàn cho mọi thành viên trong gia đình?

1. Nguyên nhân gây nên mùi hôi tủ bếp

Tủ bếp nhà bạn được thiết kế rất đẹp, khoa học nhưng nếu có mùi hôi văng vẳng bên trong sẽ gây ra cảm giác khó chịu, việc bảo quản thực phẩm sẽ không đảm bảo..

Vậy nguyên nhân khiến tủ bếp bị hôi là gì?

  • Tủ bếp để lâu ngày không dùng đến, bị ẩm mốc: Cho dù tủ bếp nhà bạn sạch sẽ, đẹp đẽ nhưng lâu ngày không dùng tới thì tủ bếp dễ bị ẩm mốc, mối mọt. Hệ thống thông gió của bếp không hoạt động, không gian ẩm thấp, tủ bếp dễ bị ẩm do hơi nước bốc lên.
  • Tủ bếp có mùi thức ăn: Hàng ngày nấu ăn, mùi từ thức ăn bốc lên, dầu mỡ sẽ đi vào không khí, gặp hơi nước tạo chất kết dính khó chịu, bám vào các bề mặt trong không gian phòng bếp, đặc biệt là vị trí tủ bếp. Ngoài ra, những đồ dùng bên trong như gia vị, nước mắm, muối, nước tương,... bị đổ cũng gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Tủ bếp có côn trùng, chuột chui vào: Côn trùng không xuất hiện vào lúc bạn sinh hoạt nhưng chúng sẽ “mở tiệc” vào ban đêm khi bạn ngủ. Chúng “quậy phá” và tìm tòi thức ăn, thực phẩm bạn để trong các ngăn tủ bếp. 
  • Tủ mới có mùi sơn: Tủ bếp mới mua thường có mùi nồng tỏa ra từ lớp sơn chống mối mọt. Nếu không bảo quản tủ bếp đúng cách, mùi sơn mới sẽ dần chuyển sang mùi ẩm mốc, khó chịu.

Nguyên nhân gây ra mùi hôi tủ bếp

2. Cách xử lý tủ bếp bị hôi

Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân gây nên mùi hôi tủ bếp do đâu, bạn có thể nhanh chóng xử lý mùi hôi bằng các cách sau:

- Cách 1: Làm sạch tủ bếp, xác định nguyên nhân gây ra mùi hôi

Sau một thời gian sử dụng, đồ đạc trong tủ bếp sẽ nhiều dần lên, lộn xộn. Bạn hãy lấy tất cả đồ dùng, làm sạch bên trong, lau chùi sạch sẽ các ngóc ngách, bề mặt tủ bếp.

- Cách 2: Sử dụng baking soda + giấm

Trộn baking soda với giấm, tạo thành hỗn hợp rồi lấy khăn tẩm chùi bề mặt bên trong và ngoài của tủ bếp. Đợi đó khoảng 10-15 phút rồi lau lại bằng nước sạch, đảm bảo mùi hôi sẽ không còn nữa. 

Cách này cũng rất hữu dụng trong việc loại bỏ ẩm mốc nhé.

- Cách 3: Bã trà lọc hoặc bã cafe

Dùng túi lọc trà đã ngâm qua nước ấm hoặc bã cà phê vào một góc trong tủ bếp. Hai loại nguyên liệu này có tác dụng hấp thụ mùi hôi rất tốt, không tốn chi phí, an toàn.

- Cách 4: Sử dụng tinh dầu có tính chất khử mùi

Để lấn át mùi hôi, bạn hãy sử dụng tinh dầu có tính chất khử mùi như: Tinh dầu quế, tinh dầu họ cam chanh, tinh dầu bạc hà,.. Những loại tinh dầu này được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, mùi thơm dễ chịu.

Hòa 8-10 giọt tinh dầu với 30ml nước. Xịt xung quanh và lau sạch bên trong, bên ngoài tủ bếp. 10-15 phút sau, căn bếp của bạn sẽ tràn ngập mùi thơm, bạn không phải lo lắng tủ bếp hôi phải làm sao nữa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lọ tinh dầu treo nhỏ gọn bên trong góc tủ.

Để mua được các loại tinh dầu có đầy đủ chứng nhận, đảm bảo an toàn, không gây phản ứng phụ, tinh dầu Kepha là lựa chọn được nhiều người tin tưởng.

TInhdầutreotrongtủkhửmùihôihiệuquả

- Cách 5: Sử dụng vỏ cam, bưởi, quýt

Các nguyên liệu tự nhiên như vỏ cam, bưởi, quýt, sả cũng có tác dụng khử mùi hôi hiệu quả. Khi gọt cam, quýt, bạn hãy để lại phần vỏ, cho vào góc tủ bếp sẽ giúp loại bỏ mùi hôi do thức ăn bị rơi, mùi ẩm mốc hiệu quả. 

- Cách 6. Dùng khăn bông

Các lỗ nhỏ trên khăn bông vải có thể hấp thụ được mùi hôi tủ bếp. Bạn chỉ cần đặt khăn bông trong góc của tủ bếp, một thời gian sau lấy ra giặt sạch với nước ấm, phơi khô và sử dụng tiếp cho lần sau.

- Cách 7: Dùng nước muối hoặc nước chanh

Bạn chuẩn bị một chậu nhỏ, sau đó cho muối và một vài lát chanh vào. Để bát nước vào tủ qua đêm. Sáng hôm sau bạn sẽ nhận thấy mùi nồng của tủ biến mất đấy.

3. Cách phòng tránh tủ bếp bị hôi

  • Sắp xếp đồ trong tủ ngăn nắp, đậy kín các lọ gia vị, loại bỏ những vật dụng không cần thiết như vỏ chai đã hết, tỏi, hành để tạo sự thông thoáng, lưu thông không gian phòng bếp.
  • Không để đồ tươi sống trong tủ, hãy bọc cẩn thận với giấy bọc thực phẩm và cho vào ngăn đá tủ lạnh, mùi thức ăn sẽ không bị phát tán ra ngoài không khí.
  • Vệ sinh tủ định kỳ theo tuần hoặc theo tháng, khi trời nắng, bạn có thể mở cửa tủ để giảm thiểu mùi hôi. Lưu ý đến vị trí sắp xếp đồ bếp trong tủ nhé.
  • Hạn chế để đồ ăn trong tủ để tránh mùi thức ăn, bỏ những đồ hay bị ướt xuống ngăn dưới cùng, kiểm tra các lọ dung dịch, nước tương trong tủ có bị đổ hay không nhé.

Dọndẹptủbếpthườngxuyên

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức nguyên nhân gây nên mùi hôi tủ bếp do đâu cũng như mẹo xử lý mùi hôi tủ bếp hiệu quả. Nếu cần thêm những kinh nghiệm khử mùi đồ đạc, hoặc mua tinh dầu khử mùi giúp nhà bạn luôn thơm mát, dễ chịu, hãy liên hệ với Kepha để được hỗ trợ sớm nhất nhé. 

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: