Mẹo xử trí khi trẻ bị côn trùng cắn hiệu quả ngay

Cách mẹ xử trí thế nào khi trẻ bị côn trùng cắn có thể giúp trẻ tránh được những nguy hiểm không đáng có. Điều này đòi hỏi bạn phải xác định được vết đốt của các loại côn trùng và tình trạng của trẻ sau khi bị côn trùng cắn. Vậy bạn đã biết cần phải làm gì khi gặp phải tình huống này? Mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau đây để có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ hữu ích nhất nhé!

1. Xử lý vết côn trùng cắn ngay tại chỗ

Mỗi loại côn trùng sẽ để lại trên vết cắn những đặc điểm riêng, đôi khi rất đặc trưng mà qua đó chúng ta có thể nhận biết được. Phân biệt chính xác vết cắn này cha mẹ sẽ biết cách xử trí thế nào khi trẻ bị côn trùng cắn tại chỗ một cách phù hợp, giúp con tránh được những tình huống nguy hiểm tới sức khỏe.

Thông thường, trẻ có thể bị các loại côn trùng như: Muỗi, kiến, ong, bọ, rệp cắn. Đây đều là các loài côn trùng xuất hiện thường xuyên trong môi trường sinh hoạt gia đình và xung quanh trẻ. Việc nhận biết và xử lý ngay tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng.

  • Vết muỗi đốt:

Muỗi đốt thường để lại những nốt tròn nhỏ, màu đỏ hoặc hồng nổi trên bề mặt da. Kích cỡ vết đốt có thể lớn hoặc nhỏ tùy từng trường hợp. Đôi khi, bạn có thể nhìn thấy một chấm nhỏ ở trung tâm của vết đốt, chính là vị trí muỗi cắm vòi vào da và hút máu.

Cách xử lý tại chỗ lúc này chính là xua đuổi loại bỏ muỗi. Sau đó kiểm tra trên da trẻ có vòi của muỗi hay không.

Trẻ bị muỗi đốt

  • Kiến cắn:

Một số loài kiến khá độc, khi cắn trên da người sẽ để lại các vết sưng đỏ hoặc hồng khá lớn, gây ngứa, đau rát, thậm chí gây mụn mủ.

Ngay khi phát hiện trẻ bị kiến cắn nên xua đuổi loại bỏ kiến nhanh chóng và làm sạch vùng da bị kiến cắn.

  • Ruồi cắn

Ít người biết rằng một số chủng loại ruồi có thể cắn và hút máu người gây đau đớn. Vết cắn thường là một đốm nhỏ có kích thước khoảng 1mm.

Trường hợp phát hiện trẻ bị ruồi cắn, bạn nên nhanh chóng xua đuổi ruồi để tránh cho trẻ bị cắn thêm ở các vị trí khác.

  • Vết ong chích:

Tùy loại ong với cấp độ nọc độc khác nhau mà vết ong chính có thể lớn hoặc nhỏ. Nhưng đa số chúng đều là các nốt đỏ và sưng lên rất nhanh chóng đồng thời gây đau nhức một cách tức thì.

Nếu phát hiện trẻ bị ong chích nên ngay lập tức xua ong đi và loại bỏ vòi ong còn lưu lại trên da của trẻ.

  • Vết rận rệp, ve bọ cắn:

Các loài côn trùng này sau khi cắn thường để lại trên da các vết sưng tấy màu đỏ hoặc hồng nhạt. Đôi khi đó sẽ là các vết phồng rộp ở đỉnh là vị trí mà chúng cắn và chích nọc độc vào da để hút máu.

Loại bỏ ngay tức thì các loại côn trùng này khi phát hiện chúng trên da trẻ là cần kíp nhưng cần cẩn thận tránh làm trẻ bị đau vì các loài này thường cắn rất chặt trên da người.

2. Làm sạch vùng da tổn thương

Hầu hết các loài côn trùng kể trên đều sống trong điều kiện vệ sinh kém. Bản thân vòi chích của chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì thế, sau khi phát hiện trẻ bị côn trùng cắn và xử lý tại chỗ xong, thì làm sạch vùng da bị tổn thương là việc làm cần thiết tiếp theo.

Làm sạch vùng da tổn thương không chỉ giúp giữ vệ sinh vùng da bị cắn/đốt/chích mà còn loại bỏ hoàn toàn phần nọc độc của côn trùng còn lưu lại, đồng thời giúp vết cắn không bị loang rộng.

Khi làm sạch vùng da tổn thương của trẻ do côn trùng cắn, bạn cần chú ý:

  • Làm sạch kỹ vị trí da trẻ bị côn trùng cắn và những vùng da xung quanh vết thương. Không chọc vỡ các nốt sưng tấy mưng mủ hay tự ý dùng dụng cụ tác động vào các vết cắn trên da trẻ. Chỉ nên dùng nước ấm hoặc dung dịch nước muối sinh lý rửa vết cắn sau đó lau khô cho trẻ.
  • Không cho hoặc hạn chế việc trẻ gãi tại vùng bị cắn cũng như để vùng bị cắn tiếp xúc với các vùng da tổn thương hở khác của trẻ.

Làm sạch vùng da bị côn trùng đốt

3. Xử trí các triệu chứng khó chịu

Sau khi bị côn trùng cắn, trẻ sẽ gặp phải không ít các triệu chứng khó chịu. Cha mẹ có thể giúp bé làm dịu cảm giác này bằng các biện pháp sau đây:

Giảm kích ứng, ngứa:

  •  Dùng thuốc: After Bite, Kem EmBé… là những thuốc đặc trị cho vết côn trùng cắn. Lưu ý hướng dẫn sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho vùng da nhạy cảm của trẻ.
  • Dùng nguyên liệu tự nhiên: Nha đam, tinh dầu chanh,… đều có thể làm dịu mát da, giúp vùng da vết cắn mềm mại và dễ chịu hơn.

Giảm sưng, viêm:

  • Dùng gel bôi đặc trị như: Muhi, Mentholatum Remos IB, tinh dầu tràm trà,… là những sản phẩm giảm sưng viêm công hiệu thích hợp sử dụng cho các vết côn trùng cắn từ nhẹ tới nặng.
  • Dùng mẹo tự nhiên: Kem đánh răng, bột baking soda, tỏi, lá trầu không, mật ong,… cũng là những nguyên liệu có tính kháng viêm cao, giúp giảm sưng và cảm giác nhức khá công hiệu mà cha mẹ có thể sử dụng.

Mẹo nhỏ: Mẹ có thể hỗn hợp 2-3 giọt tinh dầu tràm gió với dầu dẫn vào vết côn trùng cắn bị sưng, viêm để kháng viêm, giảm đau, ngứa cho trẻ

Ngừa sẹo

Với những trẻ có làn da nhạy cảm, vết côn trùng cắn dù rất nhỏ cũng có thể để lại các vết sẹo trên da gây mất thẩm mỹ. Vì thế, sử dụng các loại kem ngừa sẹo kết hợp với chống viêm là cần thiết. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc đến hiệu thuốc để hỏi mua sản phẩm ngừa sẹo phù hợp với cơ địa của bé.

Bôikemvàovịtríbịcôntrùngđốt

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm, vì vậy mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng các biện pháp chữa trị vết côn trùng cắn cho trẻ.

4. Khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện

Đa số các trường hợp trẻ bị côn trùng đốt đều có thể tự xử lý hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, trong một số tình huống do nọc độc của côn trùng quá mạnh  hoặc do sức đề kháng của trẻ yếu, cũng có thể do trẻ bị dị ứng  nặng với một vài loại côn trùng, cha mẹ cần cân nhắc việc đưa trẻ tới cơ sở y tế để được hỗ trợ.

  • Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có sức khỏe yếu, trẻ sinh non,,… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám chuyên khoa.
  • Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt, co giật,…
  • Khi trẻ bị nôn mửa, khó thở, nhức đầu,…
  • Trẻ có tiền sử các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng như: Sốc phản vệ, dị ứng nặng với các loại côn trùng,…

Trong mọi tình huống xử trí thế nào khi trẻ bị côn trùng cắn, cha mẹ cần thận trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Trường hợp phức tạp nên nhờ tới trợ giúp y tế chuyên khoa kịp thời và nhanh chóng.

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: