COA là gì? Những điều cần biết về COA

COA là gì? Sản phẩm nào cần có COA? Một giấy chứng nhận COA đúng chuẩn cần có những mục gì? Đây là những câu hỏi quen thuộc mà hầu như các doanh nghiệp đều thắc mắc khi bắt đầu kinh doanh một sản phẩm nào đó. Hãy cùng Tinh dầu Kepha tìm hiểu và có những nhận định chính xác nhất về COA nhé! 

COA là gì?

COA hay còn được gọi theo một cái tên khác là C/A, là viết tắt của cụm từ “Certificate Of Analysis”, nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. Nói cách khác, COA là bảng phân tích các thành phần của một sản phẩm cụ thể.

Các kết quả phân tích này sẽ được dùng để xác định xem hàng hóa ấy có đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu hay không. Các thông số trong COA thường có các tính chất hóa lý như: độ chua, độ ẩm, thành phần,... của sản phẩm.

Bên cạnh đó, COA còn chứa các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, thuộc tính,... giúp người tiêu dùng có những đánh giá đúng nhất về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định tiêu dùng. Quan trọng hơn, COA còn giúp người mua biết được sản phẩm có hay không nhiễm các chất gây ô nhiễm có hại như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, nấm mốc, vi khuẩn,...

COA vừa phân tích vừa xác nhận sản phẩm; là tài liệu được cung cấp bởi người bán và như một bản cam kết với người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm.

Ngoài ra, COA cũng có các nghĩa khác như: Certificate of authenticity, Canadian Osteopathic Association, Change of address,...

Tác dụng và mục đích của giấy chứng nhận phân tích COA

Certificate Of Analysis như một bản cam kết, bao gồm những thỏa thuận giữa người mua và người bán. Giấy chứng nhận này được sử dụng trong các doanh nghiệp để cung cấp những thông số cũng như kết quả kiểm tra sản phẩm khi đối tác yêu cầu.

Mục đích của COA là gì?

COA có thể được dùng vào một số mục đích sau:

  • Tăng độ tin cậy cho sản phẩm thông qua các kết quả được chứng thực trong phòng thí nghiệm, giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng hàng hóa.
  • COA được dùng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu, từ đó để áp dụng mã số thuế một cách chính xác nhất mà không có những sai sót hay nhầm lẫn trong công đoạn xử lý công việc.
  • COA xác nhận sản phẩm đã trải qua các thí nghiệm phân tích thành phần và có kết quả cụ thể, từ ấy người mua có thể kiểm tra thành phần chi tiết và đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua bảng phân tích hóa lý.
  • Đối với một sản phẩm mới và lần đầu được đưa ra thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm tra và đối chiếu với COA để xác nhận xem sản phẩm này có đạt tiêu chuẩn lưu hành không. Đồng thời, COA còn giúp các cơ quan chức năng kiểm soát tối đa và hạn chế các sản phẩm không đủ điều kiện để bán ra thị trường.
  • COA là một tài liệu giấy tờ quan trọng, giúp cho quá trình mua bán giữa người bán và người mua trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
  • COA có chứa các thông tin về thành phần, thuộc tính của sản phẩm, giúp cho người tiêu dùng biết được sản phẩm có chứa các thành phần nào và đưa ra quyết định mua chúng hay không.

Ngoài ra, giấy chứng nhận COA còn giúp người bán quản lý tốt chất lượng các sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp.

Đăng ký giấy chứng nhận COA ở đâu?

Một giấy chứng nhận COA đạt chuẩn cần phải được cấp ở các trung tâm kiểm nghiệm độc lập, có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025 do người xuất khẩu hoặc nhập khẩu chỉ định. Tương tự, các phòng thí nghiệm tại các nước xuất khẩu cũng được chấp nhận.

Đến đâu để đăng kí COA?

Một số điểm cấp giấy chứng nhận COA ở nước ta hiện nay:

  • Viện Y tế cộng đồng
  • Viện dinh dưỡng
  • Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol - TP. Hồ Chí Minh
  • Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thủy Sản vùng 4
  • Phòng kiểm nghiệm công ty TNHH Eurofins Sắc Kỳ Hải Đăng
  • Phòng kiểm nghiệm công ty TNHH MTV Khoa Học Công Nghệ Hoàn Vũ

Thông thường, thời gian kiểm nghiệm một sản phẩm là khoảng 7 ngày. Bạn cần tìm hiểu và chọn những trung tâm uy tín được nhà nước ủy quyền cấp giấy chứng nhận COA.

Những sản phẩm cần có giấy chứng nhận COA

Mỹ phẩm cần phải có COA

Rất nhiều sản phẩm hàng hóa hiện nay yêu cầu bắt buộc phải có giấy chứng nhận phân tích COA. Bảng phân tích này chứa chủ yếu là các thông số thành phần với tính chất hóa lý cao. Bởi vậy, nó thường được dùng cho các sản phẩm có tính hóa lý, có thể kể đến như:

  • Các loại hóa chất công nghiệp, hóa chất cơ bản
  • Tất cả các loại thực phẩm tiêu dùng
  • Các loại rượu: rượu vang, rượu mạnh,...
  • Các mặt hàng hóa mỹ phẩm
  • Dược phẩm, thuốc chữa bệnh
  • Sản phẩm từ động vật, thực vật
  • Gia vị, phụ gia

Rượu cũng vậy!

Và rất nhiều các hàng hóa xuất khẩu trong và ngoài nước khác. Hãy tìm hiểu để biết chắc chắn rằng liệu sản phẩm của doanh nghiệp bạn có cần giấy chứng nhận phân tích COA hay không.

Nội dung cần có trong một giấy chứng nhận COA

Một giấy chứng nhận COA sẽ có hình thức trình bày khác nhau tùy vào từng đơn vị kiểm nghiệm. Tuy nhiên, các giấy COA này đều cần có đầy đủ các nội dung sau:

1. Ngày hết hạn và ngày thử lại của sản phẩm

Thông qua các phân tích và nghiên cứu ở thời gian thực, sản phẩm sẽ được chỉ định ngày hết hạn. Cụ thể hơn, đây chính là tổng số thời gian sử dụng sản phẩm đó.

Ngày thử lại là ngày các hóa chất được đem đi để phân tích và đánh giá lại. Việc phân tích lại này sẽ đánh giá mức độ thay đổi của các hóa chất từ ngày sản xuất đến thời gian kiểm tra lại, xác định các vấn đề và đưa ra giải pháp giải quyết kịp thời.

Bên cạnh đó, các kết quả trong giai đoạn phân tích lại này chính là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu trữ.

2. Độ tinh khiết

Trong quá trình sản xuất hàng hóa, các sản phẩm tuyệt đối không thể nhiễm bẩn hoặc bị tác động xấu làm suy giảm chất lượng. Để đảm bảo vấn đề này, các biện pháp kiểm soát cần được đề ra và rà soát chặt chẽ.

Chính vì vậy, độ tinh khiết là yếu tố rất được chú trọng và cần được xác minh chính xác tuyệt đối.

Để xác định độ tinh khiết, các phòng thí nghiệm sẽ sử dụng phương trình đo cân bằng khối lượng tinh khiết (PF).

3. Sắc ký độ tinh khiết

Có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật được sử dụng để xác định sắc ký độ tinh khiết. Khi kết quả đạt 0,5% các thông số yêu cầu thì lúc này, kết quả phân tích mới được chấp nhận. Hệ số tinh khiết sẽ được đo lường, tính toán bằng phương pháp xác định tinh khiết chính. Phương pháp xác nhận là phương pháp tinh khiết thứ cấp.

Trong toàn bộ quá trình, cần phải sử dụng đồng thời 2 phương pháp này để xác định sự tồn tại của các chất bẩn cũng như tạp chất có trong sản phẩm. Bên cạnh đó, còn cần sửa sai lỗi phân tích ngẫu nhiên để đạt kết quả chính xác nhất.

4. Nồng độ dung dịch và sai số

Dựa trên những nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm, người ta sẽ tính được nồng độ của các dung dịch. Các nồng độ này được tính theo đơn vị mg/ml và có giá trị từ khoảng 0.006 đến 1.000 mg/ml.

5. Phân tích nồng độ

Nồng độ của các chất cần được xác định bằng cách so sánh với dung dịch hiệu chuẩn đã được chuẩn bị độc lập từ trước đó. Để có được sự nhất quán giữa các mẫu. người ta sẽ sử dụng các lô sản phẩm được yêu cầu cấp chứng nhận để phân tích.

6. Các xác nhận về sai số

Các giá trị giám sát sẽ được hình thành khi có các chi tiết về tiêu chuẩn. Những giá trị này bao gồm: sai số, khoảng tin cậy, hệ số bao phủ và quá trình.

7. Chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm

Nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm là yếu tố được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn mua một mặt hàng. Bởi vậy, thông tin này cần được truy xuất cụ thể. Việc xác minh được thực hiện hàng tuần và toàn bộ trước mỗi lần sử dụng.

Trong giấy chứng nhận COA, cần có tất cả các ghi chép về nguồn gốc của thiết bị cũng như nguyên liệu và các hồ sơ chứng minh về nguồn gốc đó. Mỗi một lô hàng sẽ đều được đính kèm ghi chú đã xác minh được hiểu chuẩn rõ ràng và rất dễ để nhận biết.

8. Đặc điểm vật liệu và yếu tố độ tinh khiết

Đặc tính độ tinh khiết sắc ký là một trong những tiêu chuẩn của phương pháp chứng nhận. Ngoài ra, một tiêu chuẩn quan trọng khác là phân tích các hàm lượng dư.
Các yếu tố cần phân tích trong hàm lượng dư ở đây như là: nước, dung dịch và các chất vô cơ trong đó.

9. Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn

Kết quả của phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn sẽ cho biết thử nghiệm của một dung dịch hiệu chuẩn. Trong phương pháp này, dữ liệu hiệu chuẩn phải chuẩn bị độc lập, không phụ thuộc và làm gián đoạn, ảnh hưởng tới kết quả.

10. Nhận biết

Hiện nay, một số phương pháp được sử dụng để xác định danh tính các thành phần như: LC/MS; NMR; FTIR; GC/MS. Thông thường, người ta sẽ chọn 2 trong 4 phương pháp này để thực hiện xác minh danh tính.

Để bảo vệ và chống lại phân tích ngẫu nhiên thì dữ liệu phổ phải được cung cấp trong từng nội dung của COA. Lỗi phân tích ngẫu nhiên sẽ gây nên vấn đề nhận dạng không chính xác và không đảm bảo truy xuất đầy đủ nguồn gốc của tiêu chuẩn tham chiếu. Bởi vậy, mỗi kết quả có được phải phù hợp với cấu trúc của sản phẩm cần chứng nhận phân tích.

Tác dụng của COA với đời sống?

SP đầy đủ COA mang lại những cảm giác yên tâm cho người dùng

Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm an toàn là mối lưu tâm hàng đầu đối với người tiêu dùng. Bởi vậy, mức độ an toàn, các thông số, nguồn gốc, xuất xứ luôn là những yếu tố rất quan trọng. Và giấy chứng nhận COA lại chứa tất cả những thông tin này. Một sản phẩm có đầy đủ giấy COA sẽ mang lại cho người dùng cảm giác yên tâm và tin tưởng hơn khi mua hàng.

Giấy chứng nhận COA tạo cho doanh nghiệp độ tin cậy và lòng tin của khách hàng qua các kết quả kiểm nghiệm. Nó giúp cho quá trình thỏa thuận giữa người mua và người bán trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Nhờ có COA, người tiêu dùng còn có thể dễ dàng biết được một sản phẩm bất kì có những thành phần nào tốt, thành phần nào xấu và liệu sản phẩm có phù hợp với mình hay không để đưa ra quyết định mua.

Tổng kết:

Trên đây là tất cả những kiến thức về giấy chứng nhận phân tích COA mà Tinh dầu Kepha muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ biết được chính xác những gì cần làm để có một COA đạt tiêu chuẩn cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đặt câu hỏi, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian nhanh nhất!

 

 

 

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: