10 bệnh bé thường gặp lúc giao mùa và cách điều trị, phòng tránh

Khi có con, cha mẹ không sợ con gì cả, chỉ sợ con ốm”. Đó là lời chia sẻ của rất nhiều các bậc phụ huynh, nhất là lúc thời tiết giao mùa. Nắm bắt được 10 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh sẽ giúp cha mẹ “ứng bó” với thời tiết lúc giao mùa cùng con trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.

1. Thời tiết giao mùa

Thời tiết giao mùa thay đổi nóng lạnh, nắng mưa thất thường là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Vì vậy, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về các bệnh thường gặp khi giao mùa cũng như cách phòng tránh đúng cách để bảo vệ sức khỏe của trẻ khi giao mùa nhé.

2. Top 10 bệnh trẻ thường gặp khi thời tiết giao mùa

2.1. Bệnh tay chân miệng

Bệnh chân tay miệng do virus đường ruột Enterovirus gây nên

Benh-tay-chan-mieng

Bệnh tay chân miệng

Triệu chứng bệnh:

+ Giai đoạn ủ bệnh: 3-6 ngày

+ Giai đoạn khởi phát bắt đầu:

  • Sốt nhẹ (37,5-38 độ) hoặc sốt cao (38-39 độ, người mệt mỏi
  • Đau họng
  • Tổn thương, đau rát ở răng và miệng
  • Chảy nước bọt nhiều
  • Biếng ăn
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày

+ Giai đoạn toàn phát (sau 1-2 ngày khởi phát bệnh)

  • Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.
  • Loét miệng: má, lợi, lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước 2-3mm
  • Mông có mụn lở, rộp da
  • Rối loạn tri giác, mê sảng, thậm chí co giật

Biến chứng bệnh:

  • Viêm màng não virus (triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng)
  • Bại liệt, tê liệt hoặc viêm não
  • Trẻ khó ngủ, quấy khóc nhiều, thường xuyên co giật lúc thức và bắt đầu ngủ
  • Bội nhiễm tại các nốt mụn nước nếu không được vệ sinh sạch sẽ

Cách phòng tránh: Hiện không có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng, tuy nhiên bố mẹ có thể giảm nguy cơ nhiễm các loại virus bằng cách sau:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước - trong và sau khi cho trẻ ăn/ đi vệ sinh/ thay tã cho trẻ/ sau khi tiếp xúc các bọng nước
  • Tránh ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ cá nhân với trẻ nhiễm bệnh
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người
  • Hướng dẫn bé che miệng, mũi khi hắt hơi/ ho

 

2.2. Sốt phát ban

Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt, trên da có nổi các đốm nhỏ trên bề mặt hoặc nhô lên trên mặt da.

Triệu chứng bệnh:

  • Sốt cao trên 39,4 độ C ngay khi nhiễm virus gây bệnh, kèm viêm họng, ho, sổ mũi.
  • Ở trẻ bị phát ban, cha mẹ sẽ thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của bé
  • Nốt phát ban trên da bắt đầu đốm đỏ, nhỏ, sưng lên, một số đốm có vòng trắng bao quanh
  • Một số trẻ gặp phải tình trạng: tiêu chảy nhẹ, chán ăn, sưng mí mắt

Biến chứng bệnh:

  • Viêm não
  • Viêm tai giữa
  • Viêm phổi
  • Hội chứng Guillain Barre

Phòng tránh bệnh:

  • Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng chống bệnh

 

2.3. Viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa do chất dịch và viêm nhiễm tích tụ trong tai, là tình trạng tổn thương hoặc viêm nhiễm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ, xương chũm.

benh-viem-tai-giua-thuong-gap-o-tre-em

Bệnh thường gặp ở trẻ em trong tiết giao mùa là bệnh viêm tai giữa

Triệu chứng bệnh:

  • Đau tai nhiều lần trong ngày, đau lan lên đầu
  • Ù tai, giảm sức nghe, cảm giác có nước trong tai
  • Dịch mủ chảy từ tai ra, nhất là khi thời tiết thay đổi

Biến chứng bệnh:

  • Nếu bệnh viêm tai giữa không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị nghe kém, điếc, chậm nói
  • Nguy hiểm hơn, có thể gây biến chứng viêm não, màng não hay áp xe não

Phòng tránh bệnh:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh cảm cúm, cảm lạnh
  • Cho bé bú mẹ thường xuyên để nâng cao sức đề kháng
  • Tiêm phòng vắc xin để giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.

 

2.4. Viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp là bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh

Triệu chứng bệnh:

  • Tắc nghẽn xoang mũi hoặc phổi
  • Chảy nước mũi
  • Ho
  • Đau cổ họng, đau nhức toàn thân, mệt mỏi
  • Sốt cao trên 39 độ, ớn lạnh
  • Chóng mặt, khó thở
  • Ngất xỉu

Biến chứng bệnh:

  • Chức năng não suy giảm, tinh thần mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ
  • Viêm hạch bạch huyết, áp xe họng, nhiễm trùng huyết
  • Tắc mạch xoang hang, sốt cao, đau đầu.

Phòng tránh bệnh:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh
  • Không ở trong thời tiết quá nóng, hoặc quá lạnh
  • Đeo khẩu trang thường xuyên

 

2.5. Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt.

Triệu chứng bệnh (trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi):

  • Sốt cao, có thể lên tới 40-41 độ C
  • Người đau nhức khớp, cơ, đầu, sau mắt
  • Phát ban
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Xuất huyết nội tạng
  • Đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi
  • Chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt, hạ huyết áp.

Biến chứng bệnh:

  • Sau 2-5 ngày mắc bệnh, bệnh sẽ tiến triển nặng nhanh
  • Có thể xảy ra ở trẻ và gây tử vong nhanh

Cách phòng tránh:

  • Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi
  • Phát quang bụi rậm, ngủ màn để tránh bị muỗi đốt
  • Vệ sinh nơi ở, môi trường sống sạch sẽ
  • Không nên trữ nước trong nhà

Sốt xuất huyết là một trong 10 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh cũng rất bức thiết trong thời điểm hiện nay.

 

2.6. Viêm tiểu phế quản

Bệnh tiểu phế quản do virus hợp bào hô hấp Respiratory Syncytial gây ra (chiếm 50%). Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Thời gian ủ bệnh vài ngày đến một tuần.

Bệnh-viem-tieu-phe-quan

Bệnh viêm tiêu phế quản

Triệu chứng bệnh:

+ Khởi phát: 2-3 ngày: Chảy nước mũi, ho ít, sốt nhẹ

+ 3-5 ngày sau:

  • Ho nhiều, khò khè, thở nhanh, khó thở
  • Bỏ bú, bú kém, lười ăn
  • Sốt cao, quấy, li bì

Biến chứng bệnh:

  • Suy hô hấp
  • Viêm phổi
  • Xẹp phổi
  • Viêm tai giữa

Cách phòng tránh:

  • Chăm sóc trẻ đúng cách, tăng cường sức đề kháng
  • Cho trẻ bú mẹ ngay từ lúc mới sinh, duy trì bú mẹ đến 2 tuổi. Khi trẻ được 6 tháng, cần được ăn dặm bổ sung.
  • Chú ý mặc quần áo thích hợp cho trẻ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Khi thời tiết giao mùa chuyển nóng/ lạnh đột ngột cần thường xuyên thay quần áo phù hợp để trẻ không bị lạnh hay ra nhiều mồ hôi.
  • Giữ môi trường trẻ ở được trong lành, không tiếp xúc khói bụi, khói thuốc lá
  • Khi có biểu hiện sốt, sổ mũi, bú kém, bỏ bú cần cho trẻ khám tại cơ sở y tế.

 

2.7. Bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa do virus Varicella Zoster gây ra, lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch nước phỏng.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở trẻ từ 2-10 tuổi. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân-hè tại Việt Nam.

Triệu chứng bệnh:

  • Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn
  • Sau đó, xuất hiện các nốt tròn đỏ trong vòng 12-24h thành các mụn nước từng đợt trên da
  • Bệnh tiến triển trong 5-10 ngày là khỏi

Biến chứng bệnh:

  • Bội nhiễm mụn nước
  • Viêm cầu thận cấp tính
  • Viêm phổi, nhất là ở trẻ nhỏ, nhiều trường hợp dẫn tới tử vong.

Cách phòng tránh:

  • Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu, đặc biệt với người chưa từng bị thủy đậu hoặc trẻ nhỏ, phụ nữ đang có kế hoạch mang thai cần tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe.

 

2.8. Cảm cúm

Khi trẻ bị mắc cảm cúm, trẻ sẽ gặp các triệu chứng: Sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.

Cách phòng tránh:

  • Giữ ấm cho trẻ tại các vị trí quan trọng: Bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là người cũng đang có biểu hiện cảm cúm
  • Nên cho trẻ uống nước ấm
  • Tránh cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như kem, đá, đồ ăn lạnh.
  • Tăng cường dinh dưỡng, vitamin C cho trẻ uống để tăng sức đề kháng cho trẻ. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, hãy cho trẻ tiêm phòng cúm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Đây là “bệnh quốc dân” khi thời tiết giao mùa, cũng là một trong 10 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh không phải ai cũng thuần thục.

 

2.9. Bệnh Sởi

Bệnh sởi là bệnh lành tính, phát theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ.

Các triệu chứng bé mắc bệnh sởi:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39-40 độ, sốt liên tục
  • Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho, tiêu chảy
  • Có chấm nhỏ khoảng 1mm nổi trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to
  • Sau 3-4 ngày sốt, trẻ sẽ bị phát ban

Bệnh sởi tuy có tỷ lệ tử vong thấp nhưng biến chứng có thể gặp là:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm phổi
  • Tiêu chảy
  • Khô loét giác mạc mắt
  • Đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt với trẻ em suy dinh dưỡng

Cách phòng tránh bệnh:

  • Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là khi chăm sóc trẻ
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đông người, bệnh viện
  • Uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa vitamin A (cà rốt, rau xanh thẫm, quả màu vàng và màu da cam).

 

2.10. Bệnh quai bị

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra. Loại virus này có thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể 30-60 ngày với nhiệt độ 15-200 độ C.

Bệnh quai bị thường phát vào mùa đông xuân, lây nhiễm qua đường hô hấp.

Bệnh quay bị

Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ

Triệu chứng bệnh:

  • Sốt cao
  • Đau đầu
  • Ăn kém
  • Tuyến nước bọt sưng to, đau nhức ở 1 hoặc 2 bên khiến mặt bị biến dạng, khó nuốt, khó nhai
  • Nhức mỏi toàn thân
  • Buồn nôn và nôn
  • Sưng bìu, đau tinh hoàn

Biến chứng bệnh:

  • Viêm, teo tinh hoàn gây vô sinh
  • Viêm buồng trứng
  • Thai lưu, sảy thai ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
  • Nhồi máu phổi
  • Viêm cơ tim
  • Viêm tụy cấp tính
  • Viêm màng não, viêm não
  • Trẻ em thường bị nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với người lớn, thường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, thậm chí gây tử vong.

Phòng tránh bệnh:

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên, súc họng bằng nước muối
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh quai bị
  • Cho trẻ đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng
  • Tiêm vắc xin sởi quai bị rubella.

 

3. Một số lưu ý mẹ cần thực hiện để bảo vệ bé trong thời tiết giao mùa

+ Giữ ấm cơ thể cho trẻ

Thời tiết lúc giao mùa thường diễn biến thất thường, lúc nóng, lúc lạnh nên các mẹ cần chuẩn bị quần áo cho bé sao cho phù hợp. Đi học, đi chơi, khi ngủ,.. đều cần được mặc các trang phục phù hợp để bé dễ chịu, lại không bị ảnh hưởng từ thời tiết.

+ Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Bằng cách tập thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ đã giúp bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Mẹ hạn chế cho con ăn các món chứa nhiều dầu mỡ, các món ăn chế biến bằng cách chiên xào.

Thay vào đó, mẹ cho bé ăn các loại thức ăn tươi như trứng, cá, thịt, rau,...; chú ý cho trẻ uống đủ nước trong ngày để có sức đề kháng tốt.

+ Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, thường xuyên rửa tay

Đây là việc làm đơn giản nhưng các bé lại thường hay quên. Vì thế, các mẹ hãy nhắc con rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để rửa sạch vi khuẩn nhé.

+ Xông phòng bằng tinh dầu giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus trong không khí

Không gian thoáng mát, không có mùi hôi, sạch sẽ vi khuẩn là điều kiện lý tưởng giúp bé chiến thắng thời tiết lúc giao mùa. Sử dụng các loại tinh dầu như sả chanh, quế, cam ngọt,... vừa giúp đuổi muỗi, vừa giúp khử mùi hôi lại mang lại không gian thơm tho, dễ chịu.

Đối với các bé, việc sống trong môi trường như vậy sẽ hạn chế rất nhiều các tác nhân gây bệnh giao mùa.

Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng tinh dầu cần lựa chọn loại tinh dầu nguyên chất, có giấy tờ chứng nhận đầy đủ, được cấp phép của Bộ Y tế mới đảm bảo an toàn cho trẻ nhé.

Kepha là một trong số ít địa chỉ cung cấp sản phẩm tinh dầu nguyên chất, không pha tạp, đa dạng các loại mùi hương phù hợp với nhiều gia đình, đặc biệt là an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ.

Hy vọng với các thông tin về 10 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh trên đây giúp ích cho bạn. Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: