TOP 17 cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông

Bỏ túi 17 cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông dưới đây bạn sẽ không phải lo lắng về cái lạnh giá khi gió mùa đông bắc ùa về. Đơn giản như cách bạn giữ cho đôi chân “khỏe mạnh” cũng đã giúp cơ thể ấm hơn mà ít khi bạn để ý đúng không? 

1. Mặc quần áo nhiều lớp

Mặc quần áo để giữ ấm là một trong những cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông đơn giản và hiệu quả.

Song không phải cứ mặc áo dày, mà nên mặc quần áo thành nhiều lớp để gió lạnh không thể luồn vào cơ thể.

  • Nên mặc đồ có chất vải giữ ấm như đồ len, lông, da vì những chất liệu này cách nhiệt tốt, giữ nhiệt tốt trong các điều kiện thời tiết lạnh giá.
  • Mặc nhiều lớp áo có độ rộng vừa phải để tạo khoảng không giúp cách nhiệt tốt hơn. Đảm bảo không mặc quá 4 lớp áo nếu không sẽ tạo cảm giác khó chịu, khó cử động, bí bách, thậm chí ra mồ hôi.
  • Mặc đồ lót bên trong, áo lót mỏng, áo giữ nhiệt, quần giữ nhiệt giúp giữ ấm cơ thể hữu hiệu. Tiếp theo đến áo len, áo khoác, khi ra ngoài nên đội thêm mũ và găng tay. Khi đi ngủ, đắp thêm chăn hoặc dùng túi ngủ.

mac quan ao nhieu lop giup giu am

Mặc quần áo nhiều lớp giúp giữ ấm cho cơ thể

2. Ăn uống đủ no

Ăn đủ các chất đường, protein, mỡ giúp cơ thể có chất để sinh năng lượng chống rét.

  • Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để có nhiều năng lượng chống lạnh. Nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu, số lượng ít nhưng chất lượng đảm bảo như súp, cháo thịt, món hầm.
  • Uống nước hầm xương ấm nóng giúp bạn nhanh chóng giữ ấm cơ thể.
  • Cần dùng thức ăn nóng ấm, rắc thêm chút tiêu sẽ giúp làm ấm phổi. Nên tăng cường các loại trái cây tác dụng giữ ấm phổi, tốt cho hệ hô hấp như xoài, ổi,...

3. Ngừng run rẩy

Run rẩy, co ro là dấu hiệu cảnh báo bạn đang quá lạnh, cần áp dụng 17 cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông ngay.

Khi nhiệt độ của da giảm xuống, sự co ro giúp giữ thân nhiệt của bạn khỏi hạ thấp, thay thế nhiệt độ mà cơ thể mất đi qua sự dẫn nhiệt hay đối lưu.

Tuy nhiên, run rẩy quá nhiều khiến bạn tiêu tốn nhiều calo, mất sức và càng cảm thấy lạnh hơn, tốt nhất khi bị run rẩy, hãy đi đến nơi ấm áp hơn.

4. Đóng kín cửa

Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị lạnh vào mùa đông trong khi bạn vẫn ngồi nhà, có thể là do cửa chưa được đóng kín, gió thổi mang hơi lạnh từ ngoài vào nhà qua hệ thống cửa.

Vì thế, hãy tạo thói quen đóng cửa khi ra vào phòng, tránh luồng khí lạnh bên ngoài xâm nhập vào nhà, giữ cho hơi nóng tập trung lại trong một diện tích nhất định trong nhà.

Tuy nhiên, không thể đóng kín cửa 24/24h, bạn vẫn nên chọn một vài khung giờ có ít người ở nhà để mở cửa thông thoáng, tránh bí bách, ẩm mốc, nấm mốc, vi khuẩn không có điều kiện phát triển trong nhà.

5. Ngâm chân trong nước nóng

Ở chân có rất nhiều huyệt đạo, đặc biệt huyệt đạo tuần hoàn máu và cân bằng nội tiết, điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn để ý, khi lòng bàn chân lạnh, cả người bạn không thể ấm. Nhưng khi lòng bàn chân ấm thì cả cơ thể sẽ ấm.

Xoa bóp vào bất kỳ khu phản xạ nào ở chân đều có thể kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy cân bằng sức khỏe.

Ngâm chân với nước nóng, cho thêm chút gừng tươi đập dập sẽ giúp lưu thông máu, cơ thể ấm hơn vào mùa đông, tránh ho cảm do nhiễm lạnh đấy.

Đập dập gừng đun sôi với nước và một chút muối hạt. Ngâm chân với nước gừng, kết hợp massage lòng bàn chân trước khi đi ngủ. Đây là một trong những cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông được nhiều người tin dùng. Kiên trì thực hiện trong 3 ngày sẽ giúp trẻ giảm sổ mũi nữa.

ngâm-chan-trong-nuoc-am

Ngâm chân trong nước ấm giúp làm ấm cơ thể nhanh chóng

6. Uống nước gừng, đường phèn

Gừng, đường phèn vừa là gia vị, vừa là vị thuốc, ngoài việc tăng thêm hương vị cho món ăn, cả hai nguyên liệu này đều có tác dụng giữ ấm cơ thể vào mùa đông. Dùng gừng tươi thường xuyên còn có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, có lợi cho đường hô hấp, giúp xoang thông suốt, giảm tình trạng lạnh tay chân, cải thiện giấc ngủ tốt.

7. Không uống rượu bia

Thông thường mọi người nghĩ, uống một ly rượu mạnh có thể giúp giữ ấm trong thời tiết buốt giá. Tuy nhiên, uống nhiều rượu bia sẽ làm giảm thân nhiệt, rượu hoàn toàn không có tác dụng gì tốt khi bạn uống lúc lạnh.

8. Day ấn huyệt

Huyệt vị trong cơ thể rất diệu kỳ, trong những ngày đông lạnh giá, cần giữ ấm đôi chân bảo vệ sức khỏe. Day ấn huyệt bàn chân là cách đơn giản ai cũng thực hiện được. Đầu tiên, bạn lấy hai bàn tay chà xát mạnh khắp bàn chân, xoa tròn rồi dùng đầu ngón tay cái ấn tìm điểm có cảm ứng đau. Ấn điểm đau vừa phải và chỉ 15-30 giây rồi day tròn mỗi huyệt 10 vòng xuôi, 10 vòng ngược.

day-an-huyet-chan

Day ấn huyệt chân giúp cơ thể thư giãn và làm ấm

9. Sử dụng túi sưởi

Túi sưởi chườm nóng có tác dụng giữ ấm tuyệt vời vào mùa lạnh, giúp mau chóng khỏe lại nhờ giữ nhiệt hiệu quả. Để giữ ấm, bạn nên chọn mua loại túi chườm nóng cỡ lớn, cho nước ấm vào và lót dưới nệm để nằm qua đêm hoặc dùng như gối ôm đều được.

Tuy nhiên, không nên dùng nước quá nóng, chỉ nên dùng nước 60-70 độ C là phù hợp. Trước khi sử dụng túi sưởi để làm ấm, nên bọc thêm một lớp khăn hoặc vải mỏng bên ngoài tránh tiếp xúc trực tiếp trên da.

10. Tập thể dục

Tập thể dục đúng cách là một trong 17 cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông nên được duy trì.

Bạn có thể tập thể dục trong nhà hoặc ngoài trời, tuy nhiên cần chuẩn bị chu đáo về trang phục, khởi động kỹ trước khi tập và chọn môn vận động phù hợp, hoạt động nhiều giúp bạn ấm hơn.

Hãy nhớ, khởi động từ từ vì vào mùa lạnh cơ bắp của bạn thường bị căng cứng để chống lại cái lạnh. Bạn chỉ cần vận động nhẹ để nới lỏng cơ bắp chứ không nên vận động mạnh mẽ đến mức toát mồ hôi trước khi ra khỏi nhà.

11. Giữ ấm những bộ phận không chịu được lạnh

Đảm bảo nguyên tắc “4 ấm 1 lạnh”, bạn sẽ không lo cơ thể bị lạnh. Cụ thể:

  • Tay ấm, không đổ mồ hôi
  • Lưng ấm, nếu bị đổ mồ hôi ở lưng, không nên lau hãy thấm ngay lập tức, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể dẫn đến nhiễm lạnh
  • Bụng ấm bảo vệ dạ dày, bụng lạnh sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thức ăn
  • Bàn chân ấm vì nơi đây chứa nhiều mạch, huyệt, cũng là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Đầu lạnh: nghĩa là không nên che đầu quá kín, nên để đầu được thông thoáng, thoải mái. Tuy nhiên, nếu ra ngoài, cần thiết phải đội mũ vì hầu hết nhiệt độ cơ thể bị mất qua vùng đầu.
  • Đặc biệt, vùng mũi - cổ - ngực cũng cần phải được giữ ấm, nhất là mũi (cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên do nằm ở vị trí “cửa ngõ” tiếp xúc và đón không khí vào cơ thể. Nếu không khí lạnh đột ngột bị hít vào ảnh hưởng tới mũi, niêm mạc mũi mỏng sẽ dễ bị tổn thương gây sổ mũi, viêm mũi.

Giữ-am-cac-bo-phan-quan-trong

Giữ ấm các bộ phận quan trọng trên cơ thể

12. Tập làm quen với cái lạnh

Mùa đông tới, không khí lạnh là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn nên học cách thích nghi với thời tiết lạnh. Những người làm việc ngoài trời hay thời gian tiếp xúc với lạnh nhiều, khả năng chịu đựng, phản ứng chủ động với thời tiết buốt giá.

13. Ăn kẹo gừng, kẹo quế, kẹo bạc hà

Gừng, quế, bạc hà có tác dụng giảm các hợp chất độc hại tiềm ẩn trong cơ thể. Vì thế, ăn kẹo gừng, kẹo quế, kẹo bạc hà rất an toàn, vô cùng cần thiết. Nhất là vị nóng sẽ giúp giữ ấm cơ thể, ấm bụng, dễ chịu, giọng thông mát, tạo tinh thần sảng khoái, khởi đầu ngày mới đầy năng lượng và ấm áp.

14. Massage bằng tinh dầu Kepha

Tinh dầu không chỉ giúp đuổi muỗi, khử mũi mà còn giúp giữ ấm cơ thể trong những ngày đông rét buốt.

Bạn có thể massage với các loại tinh dầu dưới đây để giữ ấm:

  • Tinh dầu quế: tác dụng làm nóng, giảm đau, giải độc cơ thể và chữa cúm hiệu quả
  • Tinh dầu gừng: Mùi thơm của gừng có vị cay nồng riêng biệt có thể giúp chống khuẩn, làm sạch không khí, điều hòa tình trạng đổ mồ hôi trộm, giữ ấm cho cơ thể.
  • Tinh dầu nụ đinh hương: có mùi hương cay, ấm có thể khử mùi hôi, tăng cường sinh lực cho cơ thể, giảm cảm giác ớn lạnh, đau nhức,...
  • Tinh dầu tràm gió massage làm dịu bệnh ngoài da, giảm dị ứng vào mùa đông. Chỉ cần pha loãng dầu tràm vào nước, thoa lưng để ngừa cảm gió sau khi tắm xong.

Ngoài ra còn rất nhiều loại tinh dầu thơm có tác dụng làm ấm cơ thể như: tinh dầu oliu, mè đen, hoa cúc,... Để biết thông tin chi tiết, cách sử dụng của từng loại, bạn có thể inbox trực tiếp cho Tinh dầu Kepha hoặc gọi hotline:0899.90.91.92 để được hỗ trợ nhé.

tinh-dau-que

Massage các bộ phận trên cơ thể như tay chân, lưng, cổ với tinh dầu

15. Luôn chuẩn bị kỹ

Chủ động và luôn trong trạng thái sẵn sàng đối phó với cái lạnh. Bạn cũng nên chú ý hơn tới dự báo thời tiết, luôn dự trữ đủ tư trang ứng phó, làm quen với thời tiết lạnh

  • Xem trước dự báo thời tiết để có chuẩn bị quần áo phù hợp
  • Chuẩn bị đồ ăn, quần áo, tất, mũ.. hợp lý

16. Ngủ sớm dậy muộn

Theo Đông y, mùa đông thuộc tính âm, ngủ sớm sẽ giúp dưỡng dương khí, dậy muộn giúp củng cố tính âm cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý giữ ấm, chăm sưởi nắng và tránh không để bị nhiễm lạnh, giảm tối đa kích thích của không khí lạnh tới cơ thể.

17. Hiểu được mức độ chịu lạnh của bản thân

Giới hạn chịu lạnh của mỗi người là khác nhau. 

  • Với những người quen sống ở vùng lạnh giá thì khả năng chịu lạnh sẽ tốt hơn. 
  • Người bị cảm sẽ cảm thấy lạnh hơn so với người khỏe mạnh bình thường
  • Phụ nữ thường chịu lạnh kém hơn với với đàn ông trong cùng một môi trường do nhiệt độ trên da của nữ thấp hơn của nam.
  • Hoặc một số người cảm thấy lạnh vì những người bên cạnh trông có vẻ đang bị lạnh. Đây được xem là hiện tượng lây nhiễm cảm giác lạnh.

hieu-duoc-muc-do-chiu-lanh-cua-ban-than

Tùy từng vùng miền mà con người có mức độ chịu lạnh khác nhau

18. Lưu ý khi thời tiết trở rét đậm, rét hại

+ Không nên tắm đêm, tắm nước lạnh, tắm quá lâu, tắm nơi không kín gió.

Khi cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt tắm nước lạnh về đêm thì hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra như bất tỉnh, hôn mê, nặng hơn có thể có nguy cơ đột quỵ, tử vong. Do đó, nếu nhiệt độ ngoài trời thấp, bạn nên chú ý tắm nước nóng, tắm thật nhanh, tránh tắm khuya để bảo vệ sức khỏe an toàn hơn trong mùa lạnh.

+ Sau khi tắm gội, cần sấy khô trước khi ra ngoài trời lạnh

+ Sau khi uống rượu bia, không nên ra ngoài tránh bị đột quỵ. 

Trong thành phần của rượu bia chứa nhiều cồn. Chất này sẽ kích thích, làm mạch máu trong cơ thể giãn nở, tuần hoàn máu tăng lên dẫn tới tăng thân nhiệt. Vì vậy, nếu bạn uống rượu bia nên hạn chế không ra ngoài vì có thể bị cảm lạnh.

+ Không ăn đồ lạnh, mới lấy trong tủ lạnh gây khó tiêu,

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng. Vì thế, nên tránh ăn những món ăn quá lạnh, nên bổ sung các món cay, nóng ở mức vừa phải để bảo vệ cơ thể mình tốt hơn trong mùa đông nhé.

+ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông. Nếu bạn muốn giữ ấm cơ thể tốt nhất, hãy ăn đủ bữa, nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

Ăn đủ chất giúp quá trình đốt cháy calo được diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện sinh nhiệt liên tục cho cơ thể. Bên cạnh đó, thức ăn còn giúp cung cấp năng lượng cần thiết thông qua lượng đường được hấp thụ, tăng khả năng giữ ấm trong điều kiện thời tiết lạnh.

+ Không đốt than củi, than tổ ong, lá cây phòng kín

Theo Cục quản lý môi trường, Bộ Y tế khuyến cáo, cần trang bị những thiết bị sưởi ấm an toàn như lò sưởi, máy sưởi. Nếu ở vùng kinh tế khó khăn chưa trang bị được máy móc hiện đại cũng không nên sử dụng than củi, than tổ ong để đốt và sưởi ấm trong phòng kín vì có thể gây ngộ độc khí than, ngạt thở.

Nếu thời tiết quá lạnh, buộc phải sử dụng than thì chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, cần mở hé cửa để đảm bảo không khí và chỉ sưởi ấm khi mọi người còn thức; không dùng sưởi qua đêm và đóng kín cửa phòng.

Việc giữ ấm cho cơ thể khi mùa đông tới là điều hết sức quan trọng, không khó để thực hiện. Với 17 cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông trên đây sẽ phần nào giúp bạn có thêm mẹo hay để giúp cơ thể ấm hơn, không bị cảm lạnh, cơ thể khỏe mạnh.

Đừng quên tại Kepha luôn sẵn sàng các loại tinh dầu thơm có tác dụng tuyệt vời trong việc làm ấm cơ thể. Nếu bạn cần được giải đáp thêm bất cứ thông tin gì, bạn có thể liên hệ với Kepha theo số Hotline để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: