Ô nhiễm không khí trong nhà

Ô nhiễm không khí trong nhà bạn đã từng nghe thấy chưa? Phần lớn mọi người chỉ bàn luận về ô nhiễm không khí ở đường phố, khu công nghiệp mà không biết rằng ngôi nhà của chúng ta đang sống cũng hàng ngày phải chịu áp lực ô nhiễm không khí cực nặng.

1. Ô nhiễm không khí trong nhà là gì?

Hiểu theo cách đơn giản, ô nhiễm không khí trong nhà là sự gia tăng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học trong nhà cao hơn mức bình thường, tác động bất lợi đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Không khí trong nhà mà bạn hít thở là một loại hỗn hợp khí nguy hiểm bao gồm các chất kích thích, chất gây ung thư, hóa chất độc hại, chất gây độc thần kinh, chất gây dị ứng, vi trùng,...

Các loại khí này đến từ các hoạt động thường ngày trong ngôi nhà bạn.

Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi trong gia đình bạn, gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ sơ sinh có hệ hô hấp còn non nớt.

 

2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trong nhà

Nguồn gây ra ô nhiễm không khí trong nhà có thể kể tới 11 nguyên nhân phổ biến, xảy ra ở hầu hết các hộ gia đình. Cụ thể:

- Sự tăng trưởng của nấm mốc

Các bào tử nấm mốc trong thời tiết ẩm ướt là tác nhân gây ra ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn. Chúng có thể hình thành ở kệ bếp, thảm, quần áo để lâu ngày,... Nếu hít các bào tử nấm mốc này có thể kích thích các cơn ho, gây tình trạng dị ứng.

- Nấu ăn bằng các loại than

Nấu bằng than gây hình thành carbon monoxide - một loại khí độc hại với sức khỏe. Khói than đốt sẽ tích tụ trong không gian, vô tình khiến các hạt vật chất xâm nhập vào phổi gây ra các vấn đề ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Thảm chùi chân bẩn

Thảm chùi chân làm bằng chất liệu nhân tạo có thể chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như toluene, benzen,.. thường xuyên trong trạng thái ẩm ướt, bụi bẩn nhiều, là nơi trú ngụ của vi khuẩn có thể gây hen suyễn và ô nhiễm không khí nhà.

- Sơn tường có chứa chì

Tiếp xúc với sơn tường có chì lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Khói thuốc lá

Khói thuốc lá có thể bám trên quần áo người hút hoặc người thường xuyên phải tiếp xúc với người hút thuốc, khói hòa trộn vào không khí trong nhà, ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

- Hóa chất tẩy rửa chứa hợp chất dễ bay hơi

Trong thành phần nhiều dung dịch tẩy trắng có chứa chlorine có nguy cơ tạo ra khí clo cực kỳ hại với sức khỏe.

- Sơn, vecni đồ gia dụng, nội thất

Người hít phải vecni, sơn có nguy cơ bị hen suyễn, rối loạn sinh lý vì vecni thường có bột sắt công nghiệp, thủy ngân, chì là những chất độc hại với sức khỏe.

- Sáp thơm, xịt phòng nhân tạo

Các sản phẩm trên đều chứa glycol ether gốc ethylene, gây ra các vấn đề về thần kinh, máu.

Việc chứa phthalates trong thành phần cũng sẽ gây rối loạn nội tiết ở trẻ sơ sinh, cản trở sự tiết hormone trong cơ thể.

Thậm chí, băng phiến hay bỏ trong tủ quần áo để phòng gián cũng chứa naphthalene - một loại hóa chất dễ bay hơi cũng có gây ô nhiễm tồn tại dưới dạng khí.

- Nến

Nến chủ yếu tạo ra từ sáp paraffin - phụ phẩm của dầu mỏ, được xử lý bằng thuốc tẩy để làm trắng. Nếu đốt nến, chúng sẽ giải phóng benzen gây ra khí hại, ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình.

- Hóa mỹ phẩm có chứa chất hữu cơ dễ bay hơi

Các loại sơn móng tay, keo xịt tóc,.. cũng chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được đào thải vào không khí gây ô nhiễm không khí trong nhà.

- Thú cưng

Lông của các loài thú cưng có thể là nguồn gây dị ứng cho nhiều người. Nếu bạn có nuôi một em thú cưng nào đó, hãy hạn chế không cho chúng chơi đùa trong phòng bếp, phòng ngủ để đảm bảo lông không rụng khắp nhà nhé.

 nguyen-nhan-gay-oi-nhiem-khong-khi

Ô nhiễm không khí trong nhà do nấu nướng bằng bếp than tổ ong

3. Cách xử lý ô nhiễm không khí trong nhà

Cách xử lý ô nhiễm không khí trong nhà hiệu quả, kiểm soát tốt mùi, khói bụi:

  • Không hút thuốc trong nhà: Bằng việc không cho bất cứ ai hút thuốc, nhất là trong không gian nhà của bạn hoặc sử dụng bất cứ thứ gì chứa nicotine sẽ ngăn được mùi hôi trong nhà.
  • Không sử dụng than hoặc nhiên liệu hóa thạch để nấu ăn, sưởi ấm. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn các thiết bị nấu bằng điện để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà.
  • Thông gió, lọc khói, lọc không khí: Thay các hệ thống thông gió đã cũ vì chúng đã quá tải, hãy cải tạo nó hoặc lắp mới để việc lọc khí được hoạt động tốt hơn. Nên thường xuyên mở cửa lớn, cửa sổ để không khí được lưu thông.
  • Kiểm soát tình trạng nấm mốc: Nếu bạn sử dụng máy tạo độ ẩm, hãy chỉnh độ ẩm trong nhà khoảng 40-50% là vừa đủ, kiểm soát được sự phát triển của nấm mốc.
  • Nói không với sản phẩm có mùi thơm vì hương liệu tổng hợp của chất tẩy rửa, chất phun diệt côn trùng, tinh dầu tổng hợp. 

Thay vào đó, nên sử dụng các loại tinh dầu nguyên chất vì vừa tạo được mùi thơm dịu nhẹ, vừa khử mùi tốt, vừa có tác dụng thư giãn, mang đến cho bạn cảm giác thoải mái nhất trong không gian gia đình bạn.

  • Lau nhà, hút bụi thường xuyên
  • Để giày dép bên ngoài
  • Luôn giặt mới chăn, màn, drap, vỏ gối
  • Thêm cây xanh vào ngôi nhà của bạn
  • Sử dụng hóa mỹ phẩm làm đẹp đúng chỗ, tiết kiệm

Nếu bạn cần cải thiện không gian tổ ấm của mình trong lành hơn, thoáng đãng, mát mẻ hơn, hãy chú ý dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, không lạm dụng các đồ dùng, vật dụng gây ra khói, bụi ảnh hưởng tới không gian. Thay vào đó, hãy lựa chọn các loại tinh dầu tại Kepha, là loại tinh dầu nguyên chất, được chứng nhận an toàn, có kiểm định của Bộ Y tế, hoàn toàn không pha tạp, rất lành tính với sức khỏe.

Nếu bạn cần giải đáp thêm bất cứ thông tin gì về tinh dầu xông nhà, cách xử lý ô nhiễm không khí trong nhà, bạn có thể liên hệ với Kepha để được phản hồi nhanh chóng nhất nhé.

Bài viết liên quan
Sản phầm liên quan: